Bài tập về kính lúp, kính hiển vi quang học (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải Bài tập về kính lúp, kính hiển vi quang học lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về kính lúp, kính hiển vi quang học.
1. Phương pháp giải
Vận dụng các kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:
- Kính lúp được sử dụng để quan sát rõ hơn các vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát.
+ Cấu tạo: gồm 3 bộ phận: mặt kính, khung kính, tay cầm (giá đỡ).
+ Cách sử dụng: Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật.
+ Cách bảo quản: Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm; sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính lúp chuyên dụng, không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn.
- Kính hiển vi là thiết bị được sử dụng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy. Kính hiển vi bình thường có độ phóng đại từ 40 – 3000 lần.
+ Cấu tạo kính hiển vi quang học bao gồm 4 hệ thống chính: hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều chỉnh.
+ Cách sử dụng kính hiển vi quang học:
Bước 1: Chuẩn bị kính: Đặt kính vừa tầm quan sát gần nguồn cấp điện.
Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng: Bật công tắc đèn và điều chỉnh độ sáng của đèn phù hợp.
Bước 3: Quan sát vật mẫu:
- Đặt tiêu bản lên mâm kính.
- Điều chỉnh ốc sơ cấp, đưa vật kính đến vị trí gần tiêu bản.
- Mắt hướng vào thị kính, điều chỉnh ốc sơ cấp nâng vật kính lên cho tới khi quan sát được mẫu vật thì chuyển sang điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn rõ các chi tiết bên trong. Để thay đổi độ phóng đại kính hiển vi, quay mâm kính để lựa chọn vật kính phù hợp.
+ Cách bảo quản: Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải để kính hiển vi trên bề mặt phẳng. Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi. Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Để sửa chữa đồng hồ người ta dùng loại kính nào sau đây?
A. Kính cận.
B. Kính hiển vi.
C. Kính lúp.
D. Kính thiên văn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Để sửa chữa đồng hồ, người ta sử dụng kính lúp đeo mắt.
Ví dụ 2: Những mẫu vật nào dưới đây có thể quan sát bằng kính hiển vi quang học?
A. Côn trùng (như ruồi, kiến, ong).
B. Giun, sán.
C. Các tép cam, tép bưởi.
D. Các tế bào động vật.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Dùng kính hiển vi để quan sát tế bào động vật và thực vật.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Ống kính của kính hiển vi quang học gồm những bộ phận nào?
A. Thị kính (kính để mắt vào quan sát) có ghi 5x, 10x, …
B. Đĩa quay gắn các vật kính.
C. Vật kính (kính sát với vật cần quan sát).
D. Cả ba bộ phận trên.
Bài 2: Đâu là cách bảo quản kính hiển vi đúng?
A. Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.
B. Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.
C. Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính.
D. Cả ba đáp án trên.
Bài 3: Muốn nhìn rõ một con kiến thì theo em cần phải dùng dụng cụ nào?
A. Kính lúp.
B. Kính cận.
C. Kính thiên văn.
D. Ống nhòm.
Bài 4: Đâu không phải một loại kính lúp?
A.
B.
C.
D.
Bài 5: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn?
A. Kính lúp.
B. Kính hiển vi.
C. Kính thiên văn.
D. Kính viễn vọng.
Bài 6: Các bộ phận chính của kính hiển vi là
A. ống kính, bàn kính.
B. ống kính, ốc điều chỉnh.
C. ống kính, ốc điều chỉnh, bàn kính.
D. ống kính, ốc điều chỉnh, đèn chiếu sáng.
Bài 7: Chọn đáp án đúng?
A. Thị kính là vị trí đặt gần vật quan sát.
B. Thị kính là vị trí đặt mắt vào quan sát.
C. Vật kính là vị trí đặt mắt vào quan sát.
D. Vật kính là vị trí đặt vật vào quan sát.
Bài 8: Nhà An có một kính lúp, hành động nào sau đây của An khi bảo quản kính lúp là sai?
A. Lau chùi bằng khăn mềm.
B. Cất kính vào hộp kín.
C. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng.
D. Dùng xong rửa kính bằng nước sạch.
Bài 9: Dùng kính hiển vi quang học để quan sát?
A. Tế bào thực vật.
B. Con muỗi.
C. Gân của chiếc lá.
D. Con ruồi.
Bài 10: Ống kính của kính hiển vi quang học gồm những bộ phận nào?
A. Thị kính (kính để mắt vào quan sát) có ghi 5x, 10x, …
B. Đĩa quay gắn các vật kính.
C. Vật kính (kính sát với vật cần quan sát).
D. Cả ba bộ phận trên.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:
- Bài tập đo độ dài của vật
- Bài tập đo khối lượng của vật
- Bài tập đo thời gian chuyển động của vật
- Bài tập đo nhiệt độ của vật
- Bài tập đo thể tích của vật
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều