13 Bài tập Hai mặt phẳng song song (có đáp án) - Cánh diều Trắc nghiệm Toán 11

Với 13 bài tập trắc nghiệm Hai mặt phẳng song song Toán lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 11.

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Hai mặt phẳng được gọi là song song với nhau nếu

A. chúng không có điểm chung.

B. chúng có một đường thẳng chung.

C. chúng có đúng một điểm chung.

D. chúng có ít nhất một điểm chung.

Câu 2. Mệnh đề nào sau đây là sai?

A. Qua một điểm bất kỳ có một và chỉ một mặt phẳng song song với một mặt phẳng cho trước.

B. Hai mặt phẳng được gọi là song song với nhau nêu chúng không có điểm chung.

C. Ba mặt phẳng phân biệt đôi một song song với nhau chắn trên hai cát tuyến bất kì những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.

D. Hai mặt phẳng song song cắt mặt phẳng thứ ba theo hai giao tuyến song song với nhau.

Câu 3. Cho mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a, b và mặt phẳng (Q) chứa đường thẳng c. Mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. Nếu a // c thì (P) // (Q).

B. Nếu b // c thì (P) // (Q).

C. Nếu a // (Q) và b // (Q) thì (P) // (Q).

D. Nếu a, b cắt nhau, a // (Q) và b // (Q) thì (P) // (Q).

Câu 4. Cho ba mặt phẳng (P), (Q), (R) đôi một song song với nhau. Đường thẳng a cắt các mặt phẳng (P), (Q), (R) lần lượt tại A, B, C sao cho ABBC=25 và đường thẳng b cắt các mặt phẳng (P), (Q), (R) lần lượt tại A', B', C'. Tỉ số A'B'B'C' bằng

A. 25 .

B. 23.

C. 52 .

D. 13 .

Câu 5. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, AD. Mặt phẳng (MNO) song song với mặt phẳng nào sau đây?

A. (SAD).

B. (SAB).

C. (SBC).

D. (SCD).

Câu 6. Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của SA, SB, SC. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. (MNP) // (SBC).

B. (MNP) // (SAB).

C. (MNP) // (SAC).

D. (MNP) // (ABC).

Câu 7. Cho hình chóp S.ABCD, có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SB, SC, biết rằng (OMN) // (SAD). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. (OMN) (SCD) = NQ // SD với Q CD.

B. (OMN) (SCD) = NA.

C. (OMN) (SCD) = NO.

D. (OMN) (SCD) = OD.

Câu 8. Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của SA, AB, AC, I là điểm trên cạnh AB thỏa mãn AB = 4AI. Mặt phẳng (MPI) song song với mặt phẳng nào sau đây?

A. (SBC).

B. (SCN).

C. (SAB).

D. (ABC).

Câu 9. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang, biết MA = MB, CD = 2ND và P là trung điểm của SC. Mặt phẳng (MNP) song song với mặt phẳng nào sau đây?

A. (SAB).

B. (SAD).

C. (SBC).

D. (SAC).

Câu 10. Cho hình tứ diện ABCD. Gọi I, J, K lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABD, ACD, ABC và M, N,P lần lượt là trung điểm của các cạnh BD, CD, BC. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. (DJK) // (ABC).

B. (IJK) // (BCD).

C. (KMN) // (ABC).

D. (IJK) // (AMD).

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu hỏi. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi O là giao điểm của AC và BD. M, N, P lần lượt là trung điểm của SB, SD, SC. Khi đó

a) Tỉ số đồng dạng của tam giác OMP và tam giác SDA là 13.

b) Đường thẳng MN song song với đường thẳng BC.

c) Đường thẳng OP song song với mặt phẳng (SAD).

d) Mặt phẳng (MOP) song song với mặt phẳng (SAD).

PHẦN III. TRẢ LỜI NGẮN

Câu 1. Một khối gỗ có các mặt đều là một phần của mặt phẳng với (ABCD) // (EFMH), CK // DH. Khối gỗ bị hỏng một góc như hình minh họa phía dưới. Bác thợ mộc muốn làm đẹp khối gỗ bằng cách cắt khối gỗ theo mặt phẳng (α) đi qua điểm K và song song với mặt phẳng (ABCD).

13 Bài tập Hai mặt phẳng song song (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 11

Biết CK = 80 cm, DH = 128 cm, BF = 1 m. Giả sử (α) cắt BF tại I. Tính độ dài đoạn BI (theo đơn vị cm).

Câu 2. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang với AB là đáy lớn. Biết AB = 5a, CD = 2a. Gọi E là điểm thuộc cạnh SB thỏa mãn ESEB=mn với mn là phân số tối giản. Biết CE song song với mặt phẳng (SAD). Tính 2m + 3n.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác