13 Bài tập Đường thẳng và mặt phẳng song song (có đáp án) - Cánh diều Trắc nghiệm Toán 11

Với 13 bài tập trắc nghiệm Đường thẳng và mặt phẳng song song Toán lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 11.

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau

A. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau.

B. Nếu a // (P) thì tồn tại trong (P) đường thẳng b để b // a.

C. Nếu 13 Bài tập Đường thẳng và mặt phẳng song song (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 11 thì a // b.

D. Nếu a // (P) và đường thẳng b cắt mặt phẳng (P) thi hai đường thẳng a và b cắt nhau.

Câu 2. Cho mặt phẳng (α) và đường thẳng d (α). Khẳng định nào sau đây sai?

A. Nếu d // (α) thì trong (α) tồn tại đường thẳng sao cho // d.

B. Nếu d // (α) và b (α) thì b // d.

C. Nếu d (α) = {A} và d' (α) thì d và d' hoặc cắt nhau hoặc chéo nhau.

D. Nếu d // c, c (α) thì d // (α).

Câu 3. Cho các mệnh đề:

1) a // b, b (P) a // (P).

2) a // (P), a (Q) với mọi (Q) và (Q) (P) = b b // a.

3) Nếu hai mặt phẳng cắt nhau cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng cũng song song với đường thẳng đó.

4) Nếu a, b là hai đường thẳng chéo nhau thì có vô số mặt phẳng chứa a và song song với b.

Số mệnh đề đúng là:

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 4. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Đường thẳng AD song song với mặt phẳng nào trong các mặt phẳng dưới đây?

A. (SBC).

B. (ABCD).

C. (SAC).

D. (SAB).

Câu 5. Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác ABD. M là điểm trên cạnh BC sao cho MB = 2MC. Khi đó đường thẳng MG song song với mặt phẳng nào dưới đây?

A. (ACD).

B. (BCD).

C. (ABD).

D. (ABC).

Câu 6. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của SB và BD. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. MN // (SAD).

B. MN // (SBC).

C. MN // (SAB).

D. MN // (SAC).

Câu 7. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA và AB. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. MN // BD.

B. MN // (SBC).

C. MN // (SAB).

D. MN cắt BC.

Câu 8. Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABD, M thuộc cạnh AB sao cho AM = 2MB, N thuộc cạnh BD sao cho BD = 3DN, P thuộc cạnh AD sao cho PA=12PD. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. GN // (ACD).

B. GM // (ABC).

C. GN // (ABC).

D. GM // (ACD).

Câu 9. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, CD, SD và SA. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định dưới đây.

A. MN // (SAD).

B. MN // (SBC).

C. PQ // (SAD).

D. MN // (BQP).

Câu 10. Cho hai tam giác ABC và ABD không cùng nằm trong một mặt phẳng. M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AD, AC, BC, BD. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Tứ giác ABCD là hình vuông.

B. MQ // (ABC).

C. NP // (ABC).

D. MQ // (BCD).

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu hỏi. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC, BC. Trên đoạn BD lấy điểm P sao cho BP = 2PD. Khi đó:

a) MN // (ABD).

b) MP // CD.

c) Gọi I = CD (MNP), ba điểm I, N, P thẳng hàng.

d) Giao tuyến của hai mặt phẳng (MNP) và (ABD) là đường thẳng qua điểm P và song song với AB.

PHẦN III. TRẢ LỜI NGẮN

Câu 1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh SB, SD và BC. Gọi E là giao điểm của mặt phẳng (MNP) với cạnh SA. Tính tỉ số SESA.

Câu 2. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, CD, SA. Có tất cả bao nhiêu cạnh của hình chóp song song với mặt phẳng (MNQ).

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác