Tính chất hóa học của Sắt Nitrat Fe(NO3)3 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Bài viết về tính chất hóa học của Sắt Nitrat Fe(NO3)3 gồm đầy đủ thông tin cơ bản về Fe(NO3)3 trong bảng tuần hoàn, tính chất hóa học, tính chất vật lí, cách điều chế và ứng dụng.

- Định nghĩa: Sắt(III) nitrat là một hợp chất với công thức hóa học Fe(NO3)3. Có khả năng hút ẩm tốt nên thường được tìm thấy ở dạng tinh thể ngậm 9 nước Fe(NO3)3•9H2O với màu sắc từ không màu cho đến màu tím nhạt.

- Công thức phân tử: Fe(NO3)3

Tính chất vật lí:

- Tan tốt trong nước, thường tồn tại ở dạng tinh thể ngậm nước.

- Nhiệt độ nóng chảy: 47,2độC.

Nhận biết: Thông qua màu sắc ion Fe3+ khi phản ứng với dung dịch bazơ, tạo kết tủa màu nâu đỏ:

    Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + NaNO3

- Tính chất hóa học của muối.

- Có tính oxi hóa: Khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) clorua bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.

    Fe3+ + 1e → Fe2+

    Fe3+ + 3e → Fe

1. Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

    3Ca(OH)2 + 2Fe(NO3)3 → 3Ca(NO3)2 + 2Fe(OH)3

    3NaOH + Fe(NO3)3 → 3NaNO3 + Fe(OH)3

    3H2O + 3NH3 + Fe(NO3)3 → 3NH4NO3 + Fe(OH)3

2. Tính oxi hóa

    Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

    3Mg + 2Fe(NO3)3 → 2Fe + 3Mg(NO3)2

- Muối sắt(III) nitrat được hình thành do phản ứng của bột kim loại sắt hoặc oxit sắt với axit nitric.

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.

- Trong công nghiệp:

    4Fe + 12HNO3 + 3O2 → 4Fe(NO3)3 + 6H2O.

- Trong phòng thí nghiệm: Sử dụng phản ứng trao đổi:

    Fe2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 → 2Fe(NO3)3 + 6H2O

- Sắt nitrat là chất xúc tác ưa thích cho phản ứng tổng hợp natri amit từ dung dịch natri hòa tan trong amoniac:

    2 NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2

- Một số đất sét có chứa sắt nitrat cho thấy là chất oxy hóa hữu ích trong tổng hợp hữu cơ.

- Dung dịch sắt nitrat được các nhà kim hoàn và các chuyên gia chạm khắc bạc vào các hợp kim bạc.

Xem thêm tính chất hóa học của các chất khác:

tinh-chat-cua-sat-fe-va-hop-chat-cua-sat.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác