Tính chất hóa học của Sắt clorua FeCl2 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Bài viết về tính chất hóa học của Sắt clorua FeCl2 gồm đầy đủ thông tin cơ bản về FeCl2 trong bảng tuần hoàn, tính chất hóa học, tính chất vật lí, cách điều chế và ứng dụng.

- Định nghĩa: iron (II) chloride là tên gọi để chỉ một hợp chất được tạo bởi sắt và 2 nguyên ử clo. Thường thu được ở dạng chất rắn khan.

- Công thức phân tử: FeCl2

- Công thức cấu tạo: Cl-Fe-Cl

- Tính chất vật lý: Nó là một chất rắn thuận từ có nhiệt độ nóng chảy cao, và thường thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Tinh thể dạng khan có màu trắng hoặc xám; dạng ngậm nước FeCl2.4H2O có màu xanh nhạt. Trong không khí, dễ bị chảy rữa và bị oxi hoá thành sắt (III).

- Nhận biết: Sử dụng dung dịch AgNO3, thấy xuất hiện kết tủa trắng.

    FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl↓

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.

- Có tính khử Fe2+ → Fe3+ + 1e

1. Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

- Tác dụng với muối

    FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl

2. Tính khử:

- Thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh:

    2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

- Cho kim loại Fe tác dụng với axit HCl:

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Cho iron (II) oxide tác dụng với HCl

    FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Xem thêm tính chất hóa học của các chất khác:

tinh-chat-cua-sat-fe-va-hop-chat-cua-sat.jsp

Đề thi, giáo án các lớp các môn học