500 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có lời giải

Phần dưới tổng hợp trên 500 bài tập trắc nghiệm môn Hóa học lớp 9 chọn lọc, có lời giải chi tiết đầy đủ câu hỏi lý thuyết và các dạng bài tập. Hi vọng với loạt bài này sẽ giúp học sinh có thêm bài tập tự luyện từ đó học tốt môn Hóa học lớp 9 hơn.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit

Câu 1: basic oxide không có tính chất hóa học nào sau đây?

A. Một số basic oxide tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

B. basic oxide tác dụng được với dung dịch axit.

C. basic oxide tác dụng được với tất cả kim loại.

D. Một số basic oxide tác dụng được với acidic oxide.

Lời giải:

basic oxide không có tính chất tác dụng được với tất cả kim loại.

Đáp án: C

Câu 2: Dãy các chất tác dụng được với basic oxide Na2O là:

A. H2O, SO2, HCl

B. H2O, CO, HCl

C. H2O, NO, H2SO4

D. H2O, CO, H2SO4

Lời giải:

A. tác dụng với Na2O

B. có CO không tác dụng

C. có NO không tác dụng

D. có CO không tác dụng

Đáp án: A

Câu 3: Tính chất hóa học của acidic oxide là

A. tác dụng với nước.

B. tác dụng với dung dịch bazơ.

C. tác dụng với một số basic oxide.

D. cả 3 đáp án trên.

Lời giải:

Tính chất hóa học của acidic oxide là

- Tác dụng với nước.

- Tác dụng với dung dịch bazơ.

- Tác dụng với một số basic oxide.

Đáp án: D

Câu 4: acidic oxide có thể tác dụng được với

A. basic oxide

B. nước

C. bazơ

D. cả 3 hợp chất trên

Lời giải:

Tính chất hóa học của acidic oxide là

+ Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

+ Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước

+ Tác dụng với một số basic oxide tạo thành muối

Đáp án: D

Câu 5: Cho các basic oxide sau: Na2O, FeO, CuO, Fe2O3, BaO. Số basic oxide tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Các basic oxide tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: Na2O và BaO

Na2O + H2O → 2NaOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

Đáp án: A

Câu 6: Oxit nào sau đây phản ứng với nước ở điều kiện thường?

A. Al2O3.

B. CuO.

C. Na2O.

D. MgO.

Lời giải:

Các basic oxide của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

Na2O + H2O → 2NaOH

Đáp án: C

Câu 7: Trong những dãy oxit sau, dãy gồm những chất tác dụng được với nước để tạo ra dung dịch kiềm là:

A. CuO, CaO, Na2O, K2O.

B. CaO, Na2O, K2O, BaO.

C. CuO, Na2O, BaO, Fe2O3.

D. PbO, ZnO, MgO, Fe2O3.

Lời giải:

Ghi nhớ: các oxit của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch bazo

A. loại CuO

B. thỏa mãn

C. loại CuO ; Fe2O3.

D. loại tất cả

Đáp án : B

Câu 8: Dãy các chất nào tác dụng được với nước?

A. SO2, CO2, Na2O, CaO

B. NO,CO, Na2O, CaO

C. SO2, CO2, FeO, CaO

D. NO, CO, Na2O, FeO

Lời giải:

A đúng

B sai do NO,CO là không tác dụng với nước

C sai do FeO không tác dụng với nước

D sai do NO, CO, FeO không tác dụng với nước

Đáp án: A

Câu 9: Khí carbon monoxide (CO) có lẫn tạp chất là khí carbon dioxide (CO2) và sulfur dioxide (SO2). Dùng dung dịch nào sau đây để tách được những tạp chất ra khỏi CO?

A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch Ca(OH)2.

C. Dung dịch H2SO4.

D. Dung dịch NaCl.

Lời giải:

Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch bazơ dư, các tạp chất là acidic oxide bị giữ lại. Khí đi ra khỏi dung dịch là CO (oxit trung tính không tác dụng với bazơ)

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Đáp án: B

Câu 10: Cho 15,3 gam oxit của kim loại hóa trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Công thức của oxit trên là

A. Na2O.

B. CaO.

C. BaO.

D. K2O.

Lời giải:

Đặt công thức hóa học của oxit là MO

PTHH: MO + H2O → M(OH)2

Ta có:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit (phần 2)

⇒ kim loại M là Ba

⇒ công thức oxit là BaO

Đáp án: C

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là

A. 1,50M.

B. 1,25M.

C. 1,35M.

D. 1,20M.

Lời giải:

nMgO = 0,25 mol

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

0,25 → 0,5 mol

⇒ Nồng độ của dung dịch HCl là

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit (phần 2)

Đáp án: B

Câu 12: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

A. 0,02mol HCl.

B. 0,1mol HCl.

C. 0,05mol HCl.

D. 0,01mol HCl.

Lời giải:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

nFeO = 0,05 mol

theo phương trình nHCl = 2 nFeO = 0,1 mol

Đáp án: B

Câu 13: Hòa tan 4,88 gam hỗn hợp A gồm MgO và FeO trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,45M loãng thì phản ứng vừa đủ, thu được dung dịch

B. Phần trăm khối lượng của MgO trong A là

A. 59,02%.

B. 61,34%.

C. 40,98%.

D. 38,66%.

Lời giải:

Gọi số mol của MgO và FeO trong hỗn hợp A là x và y mol

Vì mA = mMgO + mFeO = 40x + 72y

→ 40x + 72y = 4,88 (1)

Phương trình hóa học

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit (phần 2)

Theo phương trình (*):

nH2SO4 = 0,2.0,45 = 0,09 mol

→ x + y = 0,09 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit (phần 2)

Đáp án: C

Câu 14: Cho 20 gam hỗn hợp Na2O và CuO tác dụng hết với 3,36 lít SO2(đktc). Sau phản ứng thấy thu được một chất rắn không tan. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 2 oxit trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 46,5% và 53,5%

B. 53,5% và 46,5%

C. 23,25% và 76,75%

D. 76,75% và 23,25%

Lời giải:

PTPƯ: Na2O + SO2 → Na2SO3

nNa2O = nSO2 = 3,36:22,4 = 0,15(mol)

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit (phần 2)

Đáp án: A

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 53,6 gam hỗn hợp A gồm (FeO, CuO) cần dùng vừa đủ 500 ml dung dịch H2SO4 1,4M (D = 1,2g/ml) thu được dung dịch X. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của muối FeSO4 trong dung dịch X là

A. 7,04%.

B. 6,06%.

C. 9,30%.

D. 6,98%.

Lời giải:

Gọi số mol của FeO và CuO lần lượt là x và y mol

⇒ mhỗn hợp = mFeO + mCuO ⇒ 72x + 80y = 53,6 (1)

nH2SO4 = 0,5.1,4 = 0,7 mol

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit (phần 2)

⇒ nH2SO4 = x + y = 0,7 (2)

Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,3 mol; y = 0,4 mol

Ta có: m dung dịch H2SO4 = D.V = 1,2.500 = 600 gam

⇒ mdd trước phản ứng = mhỗn hợp A + mdd H2SO4 = 53,6 + 600 = 653,6 gam

Vì phản ứng không tạo chất khí hay chất kết tủa

⇒ mdd sau phản ứng = mdd trước phản ứng = 653,6 gam

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit (phần 2)

Đáp án: D

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng

Câu 1: Khi cho CaO vào nước thu được

A. dung dịch CaO.

B. dung dịch Ca(OH)2.

C. chất không tan Ca(OH)2.

D. cả B và C.

Lời giải:

Khi cho CaO vào nước xảy ra phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2

Vì Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ và còn 1 phần không tan lắng xuống

Đáp án: D

Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit?

A. Công nghiệp sản suất cao su

B. Sản xuất thủy tinh.

C. Công nghiệp xây dựng, khử chua cho đất.

D. Sát trùng diệt nấm, khử độc môi trường.

Lời giải:

CaO được dùng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh; khử chua đất trồng trọt; xử lí nước thải của các nhà máy.

=> Ứng dụng không phải của canxi oxit là: công nghiệp luyện kim

Đáp án: A

Câu 3: Hóa chất nào sau đây dùng để khử chua đất trong công nghiệp?

A. CaCO3.

B. MgCO3.

C. NaCl.

D. CaO.

Lời giải:

Đất chua là đất có môi trường axit => dùng hóa chất có tính bazơ để trung hòa bớt độ chua của đất

CaO + H2O → Ca(OH)2 (môi trường bazơ)

Ca(OH)2 trung hòa lượng H+ trong đất làm đất bớt chua

Đáp án: D

Câu 4: Canxi oxit có thể tác dụng được với những chất nào sau đây?

A. H2O, CO2, HCl, H2SO4.

B. CO2, HCl, NaOH, H2O.

C. Mg, H2O, NaCl, NaOH.

D. CO2, HCl, NaCl, H2O.

Lời giải:

Canxi oxit có thể tác dụng được với : H2O, CO2, HCl, H2SO4.

Đáp án: A

Câu 5: Các oxit tác dụng được với nước là

A. PbO2, K2O, SO3.

B. BaO, K2O, SO2.

C. Al2O3, NO, SO2.

D. CaO, FeO, NO2.

Lời giải:

Các oxit tác dụng được với nước là BaO, K2O, SO2.

BaO + H2O → Ba(OH)2

K2O + H2O → 2KOH

SO2 + H2O ⇆ H2SO3

Đáp án: B

Câu 6: Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5 ta dùng:

A. nước và quỳ tím.

B. dung dịch NaCl.

C. dung dịch KOH.

D. quỳ tím khô.

Lời giải:

Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5 ta dùng: nước và quỳ tím

- Cho 2 chất rắn vào nước => 2 chất rắn tan hết, tạo thành dung dịch

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

- Cho quỳ tím vào 2 dung dịch thu được

+ dung dịch làm quỳ chuyển xanh là Ca(OH)2 => chất rắn ban đầu là CaO

+ dung dịch làm quỳ chuyển đỏ là H3PO4 => chất rắn ban đầu là P2O5

Đáp án: A

Câu 7: BaO tác dụng được với các chất nào sau đây?

A. H2O, NO, KOH.

B. NaOH, SO3, HCl.

C. P2O5, CuO, CO.

D. H2O, H2CO3, CO2.

Lời giải:

BaO tác dụng được với: H2O, H2CO3, CO2.

BaO + H2O → Ba(OH)2

BaO + H2CO3 → BaCO3 + H2O

BaO + CO2 → BaCO3

Loại A vì BaO không phản ứng với KOH

Loại B vì BaO không phản ứng với NaOH

Loại C vì BaO không phản ứng với CO.

Đáp án: D

Câu 8: sulfur trioxide (SO3) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là bazơ.

B. Axit, sản phẩm là bazơ.

C. Nước, sản phẩm là axit.

D. Bazơ, sản phẩm là axit.

Lời giải:

SO3 là acidic oxide

=> tác dụng với nước cho sản phẩm là axit và tác dụng với bazo cho sản phẩm là muối

Đáp án: C

Câu 9: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống (CaO), nếu hiệu suất là 85%?

A. 308,8 kg.

B. 388,8 kg.

C. 380,8 kg.

D. 448,0 kg.

Lời giải:

1 tấn đá vôi chứa 80% CaCO3 => mCaCO3 = 0,8 tấn = 800 kg

CaCO3 → CaO + CO2

100 kg → 56 kg

800 kg → 448 kg

Vì hiệu suất là 85% => mCaO thực tế = 448.85% = 380,8 kg

Đáp án: C

Câu 10: Từ 10 kg đá vôi ( không lẫn tạp chất) điều chế được bao nhiêu kg vôi sống, biết rằng hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%?

Lời giải:

CaCO3 → CaO + CO2

Theo phương trình 100(g)→ 56 (g)

Hay 100 kg → 56 (kg)

Theo đề bài 10 kg → x (kg)

=> x = 10.56/100 = 5,6 (kg)

Vì H= 75% => lượng CaO thực tế thu được là: mCaO = 5,6. 75% : 100% = 4,2 (kg)

Đáp án: C

Câu 11: Hòa tan 0,56 gam CaO vào 800 ml nước thu được dung dịch nước vôi trong có nồng độ mol là

A. 0,15M.

B. 0,0125M.

C. 0,015M.

D. 0,0025M.

Lời giải:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)

Đáp án: B

Câu 12: Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta dùng

A. quỳ tím ẩm.

B. dung dịch Ca(OH)2.

C. dung dịch Ba(OH)2.

D. cả A, B, C đều đúng.

Lời giải:

Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta có thể dùng:

- Qùy tím ẩm: SO2 làm quỳ chuyển đỏ, O2 không đổi màu

- Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2: SO2 làm dung dịch xuất hiện vẩn đục, O2 không hiện tượng

Đáp án: D

Câu 13: Khí X là một khí có mùi hắc, khi dẫn khí X vào dung dịch nước vôi trong thì xuất hiện vẩn đục. Hỏi khí X là khí nào?

A. CO2

B. SO2

C. H2

D. H2S

Lời giải:

X là một khí có mùi hắc, khi dẫn khí X vào dung dịch nước vôi trong thì xuất hiện vẩn đục → X là SO2

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

Đáp án: B

Câu 14: Cho 8 gam sulfur trioxide (SO3) tác dụng với H2O, thu được 250 ml dung dịch axit sunfuric (H2SO4). Nồng độ mol của dung dịch axit thu được là

A. 0,1M.

B. 0,4M.

C. 0,5M.

D. 0,6M.

Lời giải:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)

Đáp án: B

Câu 15: Hòa tan hết m gam SO3 vào nước thu được 98 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 12,5%. Khối lượng m gam SO3 là:

A. 20g

B. 15g

C. 25g

D. 10g

Lời giải:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)

Đáp án: D

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học