Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 5 (có đáp án): Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

Với Bài tập Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit.

Câu 1: acidic oxide là

 A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

 B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

 C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.

 D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Đáp án: B

Câu 2: Oxit trung tính là

 A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

 B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

 C. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

 D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Đáp án: C

Câu 3: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

 A. CaO

 B. BaO

 C. Na2O

 D. SO3.

Đáp án: D

Câu 4: Dãy oxit tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) là

 A. CuO, Fe2O3, CO2, FeO.

 B. Fe2O3, CuO, ZnO, Al2O3.

 C. CaO, CO, N2O5, ZnO.

 D. SO2, MgO, CO2, Ag2O.

Đáp án: B

Câu 5: Hoà tan 23,5 g potassium oxide vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:

 A. 0,25M.

 B. 0,5M

 C. 1M.

 D. 2M.

Đáp án: C

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 5 (có đáp án): Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

Câu 6: Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

 A. Zn, ZnO, Zn(OH)2.

 B. Cu, BaSO4, CuCl2.

 C. Na2O, NaOH, Na2CO3.

 D. MgO, MgCO3, Mg(OH)2.

Đáp án: B

Câu 7: Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng một kim loại là

 A. Mg

 B. Ba

 C. Cu

 D. Zn

Đáp án: B

Sử dụng kim loại Ba

+ Nếu có khí thoát ra → HCl

  Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

+ Nếu vừa có kết tủa trắng xuất hiện vừa có khí thoát ra → H2SO4

  Ba + H2SO4 → BaSO4 ↓ + H2

Câu 8: Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro qua oxit của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là:

 A. Cu , Ca

 B. Pb , Cu .

 C. Pb , Ca

 D. Ag , Cu

Đáp án: B

X tác dụng với HCl → X không thể là Cu và Ag → loại A và D.

Oxit của Y tác dụng được với H2 → Y không thể là Ca → loại C.

Câu 9: Cho 0,1mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:

 A. 13,6 g

 B. 1,36 g

 C. 20,4 g

 D. 27,2 g

Đáp án: A

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 5 (có đáp án): Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

→ mmuối = 0,1. (65 + 71) = 13,6 gam.

Câu 10: Hòa tan hết hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 cần vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 3M. Khối lượng muối thu được là

 A. 16,65 g

 B. 15,56 g

 C. 166,5 g

 D. 155,6g

Đáp án: A

Số mol HCl = 0,1.3 = 0,3 mol

Gọi số mol CaO là x mol; số mol CaCO3 là y mol

Ta có phương trình hóa học:

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 5 (có đáp án): Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

Theo PTHH có: nHCl = 2x + 2y = 0,3 mol → x + y = 0,15 mol

Muối thu được là CaCl2: (x + y) mol

→ mmuối = (x + y).(40 + 71) = 0,15.111=16,65 gam.

Bài giảng: Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Lý thuyết & Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học