Hóa học 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn hay, chi tiết

Với Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

Bài giảng: Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn - Cô Phạm Thị Huyền (Giáo viên VietJack)

Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.

Hóa học 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa 9

Ví dụ: Vỏ tàu thủy bị gỉ.

1) Ảnh hưởng của các chất trong môi trường:

Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.

Ví dụ: trong nước biển sắt, thép bị ăn mòn nhanh hơn so với trong không khí.

2) Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Nhiệt độ càng cao sự ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh.

Ví dụ: Thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo.

Có các biện pháp để bảo vệ kim loại như sau:

1) Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường

Sơn, mạ, bôi dầu mỡ... lên trên bề mặt kim loại.

Để đồ vật nơi khô ráo,thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng cũng làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn.

2) Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn

Ví dụ như cho thêm vào thép một số kim loại như crom, niken làm tăng độ bền của thép với môi trường.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học