Hóa học 9 Bài 19: Sắt hay, chi tiết

Bài viết Bài 19: Sắt hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Bài 19: Sắt.

Bài giảng: Bài 19: Sắt - Cô Phạm Thị Huyền (Giáo viên VietJack)

Sắt là kim loại màu trắng xám, khi ở dạng bột có màu đen.

Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và sắt cũng có thể nhiễm từ trở thành nam châm). Khối lượng riêng D = 7,86g/cm3, nóng chảy ở 1539°C.

Sắt dẻo nên dễ rèn.

Sắt có những tính chất hóa học của kim loại

1. Tác dụng với nhiều phi kim

Sắt tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối.

Ví dụ:

  Hóa học 9 Bài 19: Sắt hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa 9

2. Tác dụng với dung dịch axit

Sắt tác dụng với dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II)giải phóng H2.

Phương trình hóa học:

  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

Khi sắt phản ứng với HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng sản phẩm thu được chứa muối sắt (III) và không giải phóng H2.

3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn

Ví dụ:

  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Xem thêm các bài Lý thuyết & Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học