Hóa học 9 Bài 41: Nhiên liệu hay, chi tiết

Bài viết Lý thuyết Hóa học 9 Bài 41: Nhiên liệu hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa học 9 Bài 41: Nhiên liệu.

Bài giảng: Bài 41: Nhiên liệu - Cô Phạm Thị Huyền (Giáo viên VietJack)

Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

Ví dụ: than, củi, dầu hỏa, khí than....

Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.

Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí.

1. Nhiên liệu rắn

Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, gỗ …

Than mỏ được tạo thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần trong hàng triệu năm. Gồm các loại: than gầy, than mỡ, than non và than bùn.

Trong đó than gầy là loại than già nhất, chiếm tới 90% cacbon khi cháy tỏa ra rất nhiều nhiệt nên được sử dụng làm nhiên liệu trong nhiều ngành công nghiệp.

Gỗ là loại nhiên liệu được dùng từ thời cổ xưa. Tuy nhiên việc sử dụng nhiên liệu gỗ gây lãng phí lớn nên hiện nay gỗ chủ yếu được sử dụng làm vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho công nghiệp giấy.

2. Nhiên liệu lỏng

Nhiên liệu lỏng gồm xăng, dầu hỏa, cồn...

Nhiện liệu lỏng được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng

3. Nhiên liệu khí

Nhiên liệu khí gồm: khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí than...

Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi trường.

Nhiên liệu khí được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp

Để sử dụng hiệu quả nhiên liệu, tránh gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường cần đảm bảo:

1. Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy như: thổi thêm khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió …

2. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu rắn với với không khí hoặc oxi như chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than khi đốt cháy…

3. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác: