Các dạng bài tập Hóa học 9 Chương 3: Phi kim cực hay, có lời giải
Để học tốt Hóa học lớp 9, phần dưới tổng hợp Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm (có đáp án) Hóa học lớp 9 Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Bạn vào tên dạng hoặc Xem chi tiết để xem các chuyên đề Hóa học 9 tương ứng.
I. Lý thuyết & Trắc nghiệm theo bài học
- Lý thuyết Bài 25: Tính chất của phi kim (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 25 (có đáp án): Tính chất của phi kim
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 25 (có đáp án): Tính chất của phi kim (phần 2)
- Lý thuyết Bài 26: Clo (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 26 (có đáp án): Clo
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 26 (có đáp án): Clo (phần 2)
- Lý thuyết Bài 27: Cacbon (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 27 (có đáp án): Cacbon
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 27 (có đáp án): Cacbon (phần 2)
- Lý thuyết Bài 28: Các oxit của cacbon (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 28 (có đáp án): Các oxit của cacbon
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 28 (có đáp án): Các oxit của cacbon (phần 2)
- Lý thuyết Bài 29: carbonic acid và muối carbonate (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 29 (có đáp án): carbonic acid và muối carbonate
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 29 (có đáp án): carbonic acid và muối carbonate (phần 2)
- Lý thuyết Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 30 (có đáp án): Silic. Công nghiệp silicat
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 30 (có đáp án): Silic. Công nghiệp silicat (phần 2)
- Lý thuyết Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 31 (có đáp án): Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 31 (có đáp án): Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (phần 2)
- Lý thuyết Bài 32: Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 32 (có đáp án): Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
II. Các dạng bài tập
- Bài tập trắc nghiệm lý thuyết phi kim và cách giải
- Khử oxit kim loại bằng C hoặc CO và cách giải
- CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải bài tập
- Tổng hợp Clo, hợp chất của Clo và cách giải bài tập
- Bài tập về hợp chất của Cacbon và cách giải
- Bài tập Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và cách giải
Dạng 6: Bài tập Lý thuyết về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Cách giải bài tập CO khử oxit kim loại
xCO + M2Ox → 2M + xCO2
Phương pháp giải
- Phương chung để giải là dùng phương pháp bảo toàn electron hoặc bảo toàn nguyên tố hoặc bảo toàn khối lượng, hoặc tang giảm khối lượng để giải.
Chú ý :
+ Trong các phản ứng của C, CO, H2 thì số mol CO= nCO2, nC= nCO2, nH2= nH2O.
+ Các chất khử C, CO, H2 không khử được các oxit MgO, Al2O3 và các oxit khác của kim loại kiềm và kiềm thổ.
+ Đa số khi giải chúng ta chỉ cần viết sơ đồ chung của phản ứng, chứ không cần viết PTHH cụ thể, tuy nhiên các phản ứng nhiệt nhôm nên viết rõ PTHH vì bài toán còn liên quan nhiều chất khác.
+ Thực chất khi cho CO, H2 tác dụng với các chất rắn là oxit thì khối lượng của chất rắn giảm đi chính là khối lượng của oxi trong các oxit.
Bài 1: Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Giá trị của m là
A. 217,4g. B. 219,8g.
C. 230,0g. D. 249,0g.
Lời giải:
Cách 1: Ta có xCO + M2Ox → 2M + xCO2
→ nCO = nCO2 = 0,15 mol
m; m’ lần lượt là khối lượng chất rắn trước và sau phản ứng
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
m + mCO = m' + mCO2 → m + 0,15.28 = 215 + 0,15.44 → m = 217,4g
→ Đáp án A
Cách 2:
Theo phương pháp tăng giảm khối lượng:
Cứ 1 mol CO phản ứng lấy mất 1 mol O trong oxit tạo ra 1 mol CO2 → khối lượng chất rắn giảm đi 16 gam
→ Vậy có 0,15 mol CO phản ứng → khối lượng chất rắn giảm đi 16.0,15 = 2,4 gam
→ Khối lượng chất rắn ban đầu là: m = 215 + 2,4 = 217,4 gam
→ Đáp án A
Bài 2: Khử hoàn toàn 69,6 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO ở nhiệt độ cao thành kim loại cần 24,64 lít khí CO (đktc) và thu được x gam chất rắn. Cũng cho 69,6 gam A tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B chứa y gam muối. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tạo thành z gam kết tủa.
a) Giá trị của x là
A. 52,0g. B. 34,4g.
C. 42,0g. D. 28,8g.
b) Giá trị của y là
A. 147,7g. B. 130,1g.
C. 112,5g. D. 208,2g.
c) Giá trị của z là
A. 70,7g. B. 89,4g.
C. 88,3g. D. 87,2.g
Lời giải:
a) nCO = 24,64/22,4 = 1,1 mol
Ta có: aCO + M2Oa → 2M + aCO2
Theo phương pháp tăng giảm khối lượng:
Cứ 1 mol CO phản ứng → khối lượng chất rắn giảm đi 16 gam
→ Vậy có 1,1 mol CO phản ứng → khối lượng chất rắn giảm đi 16.1,1 = 17,6 gam
→ Khối lượng chất rắn sau phản ứng là: x = 69,6 – 17,6 = 52 gam
→ Đáp án A
b) Theo ý a) ta có hỗn hợp oxit bị khử hoàn toàn → nO(oxit) = nCO phản ứng = 1,1 mol
69,6 gam A + dung dịch HCl (vừa đủ) → dung dịch B chứa y gam muối
M2Oa + 2aHCl → 2MCla + xH2O
Theo phương pháp tăng giảm khối lượng:
Ta nhận thấy 1 mol O trong oxit bị thay thế bởi 2 mol Cl để tạo thành muối → khối lượng muối tăng so với khối lượng oxit là: 2.35,5 – 16 = 55 gam
→ 1,1 mol O trong oxit bị thay thế bởi 2,2 mol Cl → khối lượng muối tăng so với khối lượng oxit là: 1,1.55 = 60,5 gam
→ y = 69,6 + 60,5 = 130,1 gam
→ Đáp án B
c) Cho B + dung dịch NaOH dư → z gam kết tủa
MCla + aNaOH → M(OH)a + aNaCl
Theo phương pháp tăng giảm khối lượng:
Ta nhận thấy 1 mol Cl trong muối bị thay thế bởi 1 mol OH để tạo thành hiđroxit → khối lượng hiđroxit giảm so với khối lượng muối là: 35,5 – 17 = 18,5 gam
→ 2,2 mol Cl trong muối bị thay thế bởi 2,2 mol OH → khối lượng hiđroxit giảm so với khối lượng muối là: 18,5.2,2 = 40,7 gam
→ z = 130,1 – 40,7 = 89,4 gam
→ Đáp án B
Cách giải bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
1. Bài toán CO2, SO2 dẫn vào dung dịch NaOH, KOH
- Khi cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch NaOH đều xảy ra 3 khả năng tạo muối:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)
CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)
Đặt T = nnaOH : nCO2
- Nếu T = 2 : chỉ tạo muối Na2CO3
- Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối NaHCO3
- Nếu 1 < T < 2 : tạo cả muối NaHCO3 và Na2CO3
* Có những bài toán không thể tính T. Khi đó phải dựa vào những dữ kiện phụ để tìm ra khả năng tạo muối.
- Hấp thụ CO2 vào NaOH dư ( KOH dư )chỉ tạo muối trung hòa Na2CO3 (K2CO3)
- Hấp thụ CO2 vào NaOH chỉ tạo muối Na2CO3, Sau đó thêm BaCl2 vào thấy kết tủa. Thêm tiếp Ba(OH)2 dư vào thấy xuất hiện thêm kết tủa nữa → Tạo cả 2 muối Na2CO3 và NaHCO3
- Chất hấp thụ vào bình NaOH tăng :
m bình tăng = m dd tăng = m chất hấp thụ ( CO2 + H2O có thể có )
- Trong trường hợp không có các dữ kiện trên thì chia trường hợp để giải.
2. Bài toán CO2, SO2 dẫn vào dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2:
Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (1)
Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (2)
Đặt T = nCO2 : nCa(OH)2
- Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối CaCO3
- Nếu T = 2 : chỉ tạo muối Ca(HCO3)2
- Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, thêm NaOH dư vào thấy có kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2.
- Nếu không có các dữ kiện trên ta phải chia trường hợp để giải.
* Khi những bài toán không thể tính T ta dựa vào những dữ kiện phụ để tìm ra khả năng tạo muối.
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi dư thì chỉ tạo muối CaCO3.
* Sự tăng giảm khối lượng dung dịch : Khi cho sản phẩm cháy vào bình Ca(OH)2 hay Ba(OH)2.
m bình tăng = m hấp thụ
m dd tăng = m hấp thụ - m kết tủa
m dd giảm = m kết tủa – m hấp thụ
Bài 1: Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,05 M thu được kết tủa X và dd Y. Cho biết khổi lượng dd Y tăng hay giảm bao nhiêu so với dd Ca(OH)2 ban đầu?
Lời giải:
nCa(OH)2 = 0,05.2=0,1 mol
T = nCO2 : nCa(OH)2 = 0,16/0,1 = 1,6 → 1 < T < 2 → tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
0,1……….0,1…………0,1
→ Số mol CO2 dùng để hòa tan kết tủa là: 0,16 – 0,1 = 0,06 mol
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
0,06 → 0,06
→ Số mol kết tủa còn lại là: 0,1 – 0,06 = 0,04 mol
→ m ↓ = mCaCO3 = 0,04.100 = 4g
→ mdd tăng = mCO2 - mCaCO3 = 0,16.44 - 4 = 3,04g
Bài 2: Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dd lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?
Lời giải:
Dd sau phản ứng đun nóng lại có kết tủa → có Ca(HCO3)2 tạo thành
nCaCO3 = 6/100 = 0,06 mol
BTNT Ca: 0,1 = nCaCO3 + nCa(HCO3)2 = 0,06 + nCa(HCO3)2 → nCa(HCO3)2 = 0,04 mol
BTNT C: nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,06 + 2.0,04 = 0,14 mol
→ V = 0,14. 22,4 = 3,136 lít
Cách giải bài tập Nhiệt phân muối carbonate, hydrocarbon?t
Chú ý:
- Các muối hydrocarbon của kim loại Na, K khi nhiệt phân chỉ cho ra muối carbonate chứ không ra oxit kim loại.
- Nếu nhiệt phân đến cùng Ba(HCO3)2 thì chất rắn thu được là BaO
- Riêng FeCO3 khi nung trong không khí hoặc trong điều kiện có khí oxi thì sẽ tạo ra oxit sắt (III)
FeCO3 + O2 −to→ Fe2O3 + 4CO2
Bài 1: Nung 65.1 g muối carbonate của kim loại M hóa trị II thu được V lít CO2. Sục CO2 thu được vào 500ml Ba(OH)2 0,95M được 34,475g kết tủa. Tìm kim loại M?
Lời giải:
MCO3 −to→ MO + CO2
nBa(OH)2 = 0,95.0,5 = 0,475 mol
Khi sục CO2 vào Ba(OH)2 kết tủa thu được là BaCO3 →
nBaCO3 = 34,475/197 = 0,175 mol
nBaCO3 = 0,175 < nBa(OH)2
TH1 chỉ tạo thành muối carbonate → nCO2 = nBaCO3 = 0,175 mol
→ nMCO3 = 0,175 mol → MMCO3 = 65,1/0,175 = 372
→ không có kim loại nào phù hợp
TH2 tạo thành hai muối BaCO3: 0,175 mol và Ba(HCO3)2: y mol
BTNT Ba: 0,175 + y = 0,475 → y =0,3
nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,175 + 2.0,3 = 0,775 mol
nMCO3 = nCO2 = 0,775mol → MMCO3 = 65,1/0,775 = 84 → M=24 → M: Mg
Bài 2: Nung hỗn hợp X gồm FeCO3 và BaCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y và V lít CO2 (đktc). Hòa tan Y vào H2O dư thu được dung dịch Z và 8 gam chất rắn không tan. Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào Z thu được 9,85 gam kết tủa. Khối lượng của FeCO3 và BaCO3 trong hỗn hợp ban đầu?
Lời giải:
4FeCO3 + O2 −to→ 2Fe2O3 + 4CO2
x………………→ 0,5x ……. x
BaCO3 −to→ BaO + CO2
y …………..→.. y……y
nCO2 = x+y
Chất rắn Y gồm: Fe2O3 và BaO
Y + H2O dư: Chất rắn không tan là Fe2O3
→ 160.0,5x = 8 → x = 0,1 mol → nCO2 = 0,1 + y
BaO + H2O → Ba(OH)2
y.…………..→……..y
Dung dịch Z là dung dịch Ba(OH)2
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
y……. →…… y…… y
→ Số mol CO2 dư để hòa tan kết tủa BaCO3 là: (0,1+y) – y =0,1 mol
CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2
0,1…→…..0,1…………………..0,1
nBaCO3 = y-0,1 = 9,85/197 = 0,05 mol → y = 0,15 mol
mFeCO3 = 0,1.116 = 11,6g
mBaCO3 = 0,15.197 = 29,77g
Xem thêm cách giải các dạng bài tập Hóa học lớp 9 hay, chi tiết khác:
- Các dạng bài tập Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
- Các dạng bài tập Chương 2: Kim loại
- Các dạng bài tập Chương 4: hydrocarbon. Nhiên liệu
- Các dạng bài tập Chương 5: Dẫn xuất của hydrocarbon. polymer
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều