Cách giải bài tập về Tính chất của phi kim (hay, chi tiết)



Bài viết Cách giải bài tập về Tính chất của phi kim với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải bài tập về Tính chất của phi kim.

Cách giải bài tập về Tính chất của phi kim (hay, chi tiết)

1. Tính chất vật lý

- Phi kim tồn tại ở 3 dạng: rắn, lỏng, khí; phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt.

2. Tính chất hóa học

a) Phi kim tác dụng với kim loại

- Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.

        Na + Cl2to→ 2NaCl

        2Cu + O2to→ 2CuO

b) Tác dụng với hidro

- Phi kim tác dụng với hidro tạo hợp chất khí.

        H2 + Cl2to→ 2HCl

c) Tác dụng với oxi

- Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành acidic oxide.

        S + O2to→ SO2

        4P + 5O2to→ 2P2O5

Chú ý: Ghi nhớ và vận dụng lý thuyết để làm bài tập lý thuyết.

Bài 1: Để loại khí clo có lẫn trong không khí, có thể dùng chất nào sau đây: Nước, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl.

Lời giải:

Để loại khí clo có lẫn trong không khí, ta dùng dung dịch NaOH, vì dung dịch NaOH có phản ứng với khí clo còn các dung dịch khác thì không.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Bài 2: Tính chất vật lý của phi kim là gì?

Lời giải:

Tính chất vật lý của phi kim là phi kim tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí; phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt.

Bài tập tự luyện

Câu 1: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

A. C, S, O, Fe.           

B. Cl, C, P, S.             

C. P, S, Si, Ca.            

D. K, N, P, Si.

Câu 2: Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là

A. oxygen.                 

B. bromine.                

C. chlorine.                

D. nitrogen.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn a gam phosphorus trong bình chứa 14,874 lít khí oxygen (đkc) để tạo thành 28,4 gam diphosphorus pentoxide. Giá trị của a là

A. 9,2.                       

B. 12,1.                     

C. 12,4.                     

D. 24.

Câu 4: Có một sơ đồ chuyển hoá sau: MnO2 → X → FeCl3 → Fe(OH)3. X có thể là

A. Cl2.                       

B. HCl.                      

C. H2SO4.                  

D. H2.

Câu 5: Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí chlorine dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí chlorine tham gia phản ứng là

A. 21,3 (g).                 

B. 20,50 (g).                                               

C. 10,55 (g).                                               

D. 10,65 (g).                  

Câu 6: Khối lượng C cần dùng để khử 8 gam CuO tạo thành CO2

A. 0,6 (g).                    

B. 1,2 (g).                    

C. 2,4 (g).                    

D. 3,6 (g).                 

Câu 7: Khối lượng khí CO2 sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 200 gam than non chứa 69,5% carbon là

A. 500,67 (g).                                             

B. 510,67 (g).                                             

C. 512,67 (g).                                             

D. 509,67 (g).                 

Câu 8: Biết rằng 1 mol carbon khi cháy toả ra 394 kJ. Vậy lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 1 kg than cốc chứa 84% carbon là

A. 27000 (kJ).            

B. 27580 (kJ).            

C. 31520 (kJ).            

D. 31000 (kJ).

Câu 9: Carbon gồm những dạng thù hình nào?

A. Kim cương, than chì, than gỗ.               

B. Kim cương, than chì, carbon vô định hình.

C. Kim cương, than gỗ, than cốc.               

D. Kim cương, than xương, than cốc.

Câu 10: Thể tích của dung dịch NaOH 1 M cần dùng để tác dụng hoàn toàn với 1,2395 lít khí Cl2 (đkc) là

A. 0,2 (L).                  

B. 0,3 (L).                  

C. 0,4 (L).                  

D. 0,1 (L).

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:


chuong-3-phi-kim-so-luoc-ve-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học