Bài tập về chuỗi phản ứng hóa học phi kim (chọn lọc, có đáp án)



Bài viết chuỗi phản ứng hóa học phi kim với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập chuỗi phản ứng hóa học phi kim.

Bài tập về chuỗi phản ứng hóa học phi kim (chọn lọc, có đáp án)

Bài 1: Xác định A, B, C:

HCl + MnO2 → A↑ + B + C (lỏng)

A + C −a/s→ D + E↑

D + Ca(OH)2 → G + C

F + E −to→ C

F + A → D

A. Cl2, HCl, H2        B. Cl2, MnCl2, H2O

C. Cl2, O2, H2        D. Cl2, MnCl2, H2

Bài 2: Đốt C trong không khí ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí A1. Cho A1 tác dụng với CuO nung nóng thu được khí A2 và hỗn hợp A3. Cho A2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 thì thu được kết tủa A4 và dung dịch A5. Cho A5 tác dụng với Ca(OH)2 lại thu được A4. Nung A4 ta lại thu được A2. Cho biết A1, A2, A3, A4, A5 là chất gì?

A. A1 là CO, CO2; A2 là CO2; A3 là Cu, CuO dư; A4 là CaCO3; A5 là Ca(HCO3)2.

B. A1 là CO, CO2; A2 là CO; A3 là Cu, CuO dư; A4 là CaCO3; A5 là Ca(HCO3)2.

C. A1 là CO, CO2; A2 là CO2; A3 là Cu, CuO dư; A4 là Ca(HCO3)2; A5 là CaCO3.

D. Đáp án khác

Bài 3: Đốt cháy cacbon trong oxi ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với FeO nung nóng được khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại thu được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hiđroxit F. Nung F trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định các chất E, F, G.

A. FeCl2, Fe(OH)2, Fe2O3

B. FeCl3, Fe(OH)3, Fe2O3

C. FeCl2, Fe2O3, Fe(OH)3

D. FeCl3, Fe(OH)3, FeO

Đáp án và hướng dẫn giải

1. B 2. A 3. A

Bài 1:

HCl + MnO2 → Cl2↑ + MnCl2 + H2O (lỏng)

                            A             B             C

Cl2 + H2O −a/s→ + E↑

D + Ca(OH)2 → G + C

F + E −to→ C

F + A → D

Bài 2:

A1 là CO, CO2; A2 là CO2; A3 là Cu, CuO dư; A4 là CaCO3; A5 là Ca(HCO3)2.

PTPU chứng minh:

C + O2 → CO2

CO + CuO → Cu + CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

⇒ Chọn A.

Bài 3:

Rắn C là: Fe, FeO dư.

Rắn C tác dụng với HCl thu được muối FeCl2 (dd E)

Cho E tác dụng với NaOH thu được kết tủa Fe(OH)2 (F)

Nung F trong không khí được Fe2O3 (G).

⇒ Chọn A.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:


chuong-3-phi-kim-so-luoc-ve-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học