Hóa học 9 Bài 52: Tinh bột và Cellulose hay, chi tiết

Bài viết Lý thuyết Hóa học 9 Bài 52: Tinh bột và Cellulose hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa học 9 Bài 52: Tinh bột và Cellulose.

- Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như: lúa, ngô, khoai, sắn…

- Cellulose là thành phần chủ yếu trong sợi bông, gỗ, tre, nứa...

Hóa học 9 Bài 52: Tinh bột và Cellulose hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa 9

- Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

- Cellulose là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

Phân tử tinh bột và Cellulose được tạo thành do nhiều mắt xích -C6H12O5- liên kết với nhau viết gọn là (-C6H12O5-)n

- Số mắt xích trong phân tử tinh bột n ≈ 1200 - 6000.

- Số mắt xích trong phân tử Cellulose n ≈ 10.000 - 14.000

1. Phản ứng thủy phân

- Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, tinh bột hoặc Cellulose bị thủy phân thành glucose

  Hóa học 9 Bài 52: Tinh bột và Cellulose hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa 9

- Ở nhiệt độ thường, dưới tác dụng của enzim thích hợp tinh bột hoặc Cellulose cũng bị thủy phân thành glucose

2. Phản ứng của tinh bột với iot

Tinh bột tác dụng với iot tạo ra màu xanh đặc trưng.

Nhận xét: Iot được dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại.

- Tinh bột và Cellulose được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp:

  Hóa học 9 Bài 52: Tinh bột và Cellulose hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa 9

- Tinh bột là lương thực quan trọng của con người, là nguyên liệu sản xuất đường glucose và ethylic alcohol.

Cellulose được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, nguyên liệu sản xuất vải sợi, sản xuất giấy…

Xem thêm các bài Lý thuyết & Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học