Công thức tính góc giữa hai vectơ (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính góc giữa hai vectơ chương trình sách mới trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính góc giữa hai vectơ từ đó học tốt môn Toán.

1. Công thức

Cho hai vectơ ab đều khác 0. Từ một điểm O bất kì ta vẽ OA=a, OB=b. Góc AOB^ với số đo từ 0° đến 180° được gọi là góc giữa hai vectơ ab.

Kí hiệu: (a,b).

Công thức tính góc giữa hai vectơ (hay, chi tiết)

Nếu (a,b) = 90o thì ta nói rằng vectơ ab vuông góc với nhau, kí hiệu là ab.

Chú ý:

+ (a,b) = (b,a).

+ Góc giữa hai vectơ cùng hướng và khác 0 luôn bằng 0°.

+ Góc giữa hai vectơ ngược hướng và khác 0 luôn bằng 180°.

+ Trong trường hợp có ít nhất một trong hai vectơ a hoặc b là vectơ 0 thì ta quy ước số đo góc giữa hai vectơ đó là tùy ý (từ 0° đến 180°).

Công thức tính góc giữa hai vectơ (hay, chi tiết)

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho tam giác ABC vuông tại A, ABC^=60°. Tính góc giữa BABC, ABBC.

Hướng dẫn giải:

Công thức tính góc giữa hai vectơ (hay, chi tiết)

+) BA,BC=ABC^ = 60°.

+) Gọi D là điểm đối với A qua B

Suy ra AB=BD

Do đó, AB,BC=BD,BC=DBC^=180°60°=120°(góc DBC kề bù với góc ABC).

Ví dụ 2. Cho hình thang vuông ABCD có đáy là AB và CD và CD = 2AB = 2AD. Gọi M là trung điểm của DC, AM và BD cắt nhau tại O. Tính AB,OM,AD,BC,OB,CB.

Hướng dẫn giải:

Công thức tính góc giữa hai vectơ (hay, chi tiết)

+) Ta có: DM = AB = AD và DM song song với AB, AB vuông góc với AD

Suy ra ABMD là hình vuông.

+) Ta có: AB = MC và AB song song với MC

Suy ra AMCB là hình bình hành.

+) AB,OM=AB,AO=OAB^=45°.

+) AD,BC=AD,AM=DAM^=45°.

+) OB,CB=OB,MA

Lại có OB và MA vuông góc với nhau nên OBMA, do đó OB, MA=90°.

Vậy OB, CB=90°.

Ví dụ 3. Cho tam giác ABC, có C^=125°, AC = 8 và BC = 16. Tính AB,AC.

Hướng dẫn giải:

+) Ta có: AB,AC=BAC^.

+) Theo định lí côsin trong tam giác ABC, ta có:

AB2 = AC2 + BC2 – 2AC.BC.cosC

= 82 + 162 – 2.8.16.cos125°

≈ 466,84

Suy ra AB ≈ 21,6.

+) Theo hệ quả của định lí côsin, ta có:

cosA=AB2+AC2BC22.AB.AC=21,62+821622.21,6.8 ≈ 0,79.

Suy ra A^37°24'

Vậy AB,AC=BAC^37°24'.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hình thoi ABCD tâm O cạnh a, BAD^=60°. Tính OA,OB, OA,AB, AC,CA.

Bài 2. Hình chữ nhật ABCD có AB = 3, AD = 4. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Tính MA,AD, MB,AN.

Bài 3. Cho hình bình hành ABCD, M, N lần lượt là trung điểm của AB, AD. Xác định AB,MN, MN,AC, NC,AC.

Bài 4. Tam giác MNP được cho như trong hình vẽ. Hãy tính MP,MN, PN,NM.

Công thức tính góc giữa hai vectơ (hay, chi tiết)

Bài 5. Cho tam giác đều ABC, G là trọng tâm tam giác, M, N, E lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC. Tính NM,BE, GA,GB, CN,EG.

4. Bài tập bổ sung

Bài 1. Trong không gian tọa độ Oxyz, tính góc giữa hai vectơ iu=3;0;1.

Bài 2. Trong không gian tọa độ Oxyz, tính góc giữa hai vectơ u=1;1;1v=2;1;1.

Bài 3. Trong không gian tọa độ Oxyz, tính góc giữa hai vectơ a=0;1;0b=1;2;1.

Bài 4. Trong không gian tọa độ Oxyz, tính góc giữa hai vectơ u=3i+4jv=2j+3k.

Bài 5. Trong không gian tọa độ Oxyz, tính góc giữa hai vectơ a=1;2;2b=1;1;0.

Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học