Các trường hợp đặc biệt của tổng hợp lực



Bài viết Các trường hợp đặc biệt của tổng hợp lực sẽ tóm tắt các khái niệm, định nghĩa cũng như tính chất của môn Vật Lí lớp 10 giúp học sinh học tốt môn Vật Lí 10.

Câu hỏi: Các trường hợp đặc biệt của tổng hợp lực

Trả lời:

* Hai lực cùng phương, cùng chiều.

 Các trường hợp đặc biệt của tổng hợp lực

Các trường hợp đặc biệt của tổng hợp lực

Hợp lực của hai lực cùng phương cùng chiều là một lực có cùng phương, cùng chiều với hai lực thành phần, có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực F = F1 + F2

Ví dụ: Tác dụng hai lực đồng quy có độ lớn 9N và 12 N vào một vật, tính độ lớn của hợp lực biết hai lực cùng chiều. 

Giải: F = F1 + F2 = 9 + 12 = 21 N.

Hai lực cùng phương, ngược chiều.

 Các trường hợp đặc biệt của tổng hợp lực

Các trường hợp đặc biệt của tổng hợp lực

Hợp lực của hai lực cùng phương ngược chiều là một lực có cùng phương với hai lực thành phần, có chiều của lực nào lớn hơn, có độ lớn bằng trị tuyệt đối hiệu độ lớn của hai lực F = | F1 - F2|.

Ví dụ: Hai lực đồng quy, cùng phương, ngược chiều, có độ lớn lần lượt là 10N và 12 N tác dụng vào vật. Tính độ lớn hợp lực tác dụng lên vật.

Giải: F = | F1 - F2| = |10 -12| = 2 N.

* Hai lực có phương vuông góc với nhau

Các trường hợp đặc biệt của tổng hợp lực

Hợp lực của hai lực có phương vuông góc với nhau là một lực có phương là đường chéo hình chữ nhật có hai cạnh tạo bởi hai lực thành phần, có độ lớn được xác định bởi Các trường hợp đặc biệt của tổng hợp lực 

Ví dụ: Hai lực đồng quy, có phương vuông góc với nhau, có độ lớn lần lượt là 6N và 8 N tác dụng vào vật. Tính độ lớn hợp lực tác dụng lên vật.

Giải: Các trường hợp đặc biệt của tổng hợp lực 

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Vật Lí lớp 10 hay và chi tiết khác:




Đề thi, giáo án các lớp các môn học