Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức (mới nhất)

Giáo án Hóa học 6 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô soạn giáo án Hóa 6 dễ dàng.

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Giáo án KHTN 6 Bài 3: Sử dụng kính lúp - Kết nối tri thức

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Trình bày được cách sử dụng kính lúp.

- Nêu được cấu tạo của kính lúp cầm tay.

-   Nêu được tên các loại kính lúp thông dụng.

-   HS nêu được cách bảo quản kính lúp.

2. Năng lực

- Năng lực chung: 

+ Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin về cấu tạo của kính lúp cầm tay, các loại kính lúp thông dụng và hoàn thành nhiệm vụ GV giao. Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong hoạt động nhóm: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Hỗ trợ, thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được vấn đề quan sát các vật nhỏ khi thực hành và trong cuộc sống.

- Năng lực KHTN: 

+ Nêu được cấu tạo của kính lúp cầm tay.

+   Nêu được tên các loại kính lúp thông dụng.

+   Xác định được loại kính lúp thích hợp để sử dụng trong các công việc khác nhau.

+   HS nêu được cách sử dụng kính lúp.

+ HS sử dụng được kính lúp cầm tay quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước nhỏ.

+   HS nêu được cách bảo quản kính lúp.

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính lúp vào thực tế để quan sát các vật nhỏ.

3. Phẩm chất

- Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất chăm chỉ, có trách nhiệm…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Một số kính lúp cầm tay có số bội giác khác nhau.

2. Đối với học sinh:

- Vở ghi, sgk

- Vài chiếc lá cây dùng làm vật mẫu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động quan sát một số vật nhỏ quen thuộc trong cuộc sống để HS bước đầu nhận ra tác dụng của kính lúp.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV: Tổ chức cho HS dùng kính lúp quan sát các dòng chữ nhỏ trên trang sách, con bọ cánh cứng nhỏ, chiếc lá hoặc dấu vân tay của mình theo nhóm.

+ Yêu cầu HS mô tả những gì quan sát được qua kính lúp so sánh với khi nhìn trực tiếp.

- HS: Thực hiện yêu cầu của GV, mô tả theo quan sát

=> Nêu câu hỏi: Vậy kính lúp có tác dụng gì?

HS chưa cần trả lời, từ đó gv dẫn dắt vào bài mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về kính lúp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động quan sát trực tiếp một kính lúp đơn giản để HS tự tìm hiểu được cấu tạo và công dụng của kính lúp.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV Phát cho mỗi nhóm một kính lúp cầm tay và yêu cầu HS mô tả cấu tạo của nó.

+ Hướng dẫn HS quan sát một số kính lúp thông dụng trong Hình 3.1 SGK để nhận biết được bộ phận chính của kính lúp.

+ Yêu cầu HS nêu công dụng của kính lúp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

GV: Các kính lúp đều có công dụng phóng to ảnh của một vật được quan sát từ 3 đến 20 lần

I. Tìm hiểu về kính lúp

Công dụng của kính lúp:

- Phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

- Dùng để đọc sách, soi mẫu vải, sửa chữa đồng hồ, sửa chữa vi mạch điện tử, ...

Trả lời câu hỏi:

- Đọc chữ nhỏ trong sách: Dùng kính lúp để bàn có đèn

- Sửa chữa đồng hồ: Dùng kính lúp đeo mắt.

- Soi mẫu vải: Dùng kính lúp cầm tay

Hoạt động 2: Sử dụng và bảo quản kính lúp

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Hóa 6 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Xem thêm giáo án lớp 6 các môn học chuẩn khác:

Bài tập, đề thi lớp 6 các môn học hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học