Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.
+ Trình bày được các đặc điểm của các sự vật, hiện tượng, vai trò của các sự vật, hiện tượng của các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, đối diện...
+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: hình ảnh liên quan bài học, giáo án, sgk, máy chiếu...
2 - HS : Sgk, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của HS về vai trò của thực vật.
b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời
c) Sản phẩm: Sự hiểu biết của HS thông qua câu trả lời
d) Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS nêu vai trò của thực vật mà các em đã biết theo nhóm. Với mỗi vai trò, HS nêu một số ví dụ tên các cây mà em biết.
- HS thảo luận, tìm ra vai trò của một số loại cây mà nhóm sưu tập được.
- GV nêu vấn đề: các em đã liệt kê đủ vai trò hay chưa? Ngoài vai trò quan trọng với con người thì với các loài động vật, cây xanh có vai trò gì? Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn ở nội dung bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của thực vật với đời sống con người
a) Mục tiêu: Nêu được các vai trò của thực vật với đời sống con người.
b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, quan sát, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát hình 20.1 SGK, trả lời các câu hỏi: Nêu các vai thực vật với con người, đối với mỗi vai trò lấy các ví dụ minh hoạ. Ngoài các trò được nêu trong hình, thực vật còn có vai trò nào khác nữa hay không?
- GV tổ chức cho HS kể tên các loài thực vật phổ biến tại địa phương, sắp xếp, bảng vai trò 20.1 SGK. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - Các HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, bổ sung câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, bổ sung những ý HS còn chưa nêu đủ. |
I. Vai trò của thực vật với đời sống con người + Làm lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, bắp cải,... + Làm thuốc, gia vị: quế, hồi, ngải cứu,... + Làm đồ dùng, giấy: bạch đàn, tre,... + Làm cây cảnh và trang trí: vạn tuế, các loại cây hoa,... + Cho bóng mát và điều hoà không khí: các cây gỗ lớn,... + Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, thủ công mỹ nghệ : gỗ, tre… + Cung cấp oxygen cho con người. - Lưu ý: Bên cạnh những lợi ích thì còn có một số cây có hại cho sức khỏe của con người như cây thuốc lá, cây cần sa, cây trúc đào hay cây cà độc dược… |
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò điều hòa khí hậu của thực vật
a) Mục tiêu: Nêu được vai trò điều hoà các yếu tố thành phần khí hậu của thực vật: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, tốc độ gió.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv tổ chức cho HS thảo luận, dựa vào việc quan sát hình 20.2 SGK, đặt câu hỏi:
+ Sinh vật nào giải phóng khí oxygen vào không khí? + Sinh vật nào sử dụng khí oxygen để hô hấp và thải khí carbon dioxide? + Những hoạt động nào của con người thải khí carbon dioxide? + Nếu không có thực vật thì nồng độ khí oxygen và khí carbon khí sẽ ra sao? - Từ đó, GV yêu cầu HS rút ra: Vai trò của thực vật với hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, thảo luận nêu được câu trả lời cho các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện một số HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
II. Vai trò của thực vật trong tự nhiên 1. Điều hòa khí hậu - Thực vật giúp giảm cường độ chiếu sáng xuống mặt đất. - Thực vật giúp giảm nhiệt độ - Thực vật giúp tăng độ ẩm - Thực vật giúp giảm tốc độ gió. => Thực vật có vai trò điều hòa khí hậu. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm không khí
a) Mục tiêu: Nêu được vai trò của thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm không khí: ngăn bụi, hút khí độc,...
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát hai bức tranh trong hình 20.3sgk: + Hãy chỉ ra các điểm khác nhau của hai bức tranh đó? + Thông qua sự khác nhau đó, em rút ra được điều gì? - GV tổ chức HS thảo luận câu hỏi: Điều gì xảy ra nếu cây xanh bị chặt phá quá mức? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi, rút ra được kết luận. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức hoạt động 3. |
II. Vai trò của thực vật trong tự nhiên 2. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm không khí - Sự khác nhau giữa hai hình: + Hình 20.3a: khói bụi mù mịt, ít cây xanh, con người phải đeo khẩu trang + Hình 20.3b: nhiều cây xanh, bầu trời trong, ít khói bụi, không phải đeo khẩu trang. => Cây xanh giúp ngăn bụi, làm cho không khí trong lành hơn. - Nếu cây xanh bị chặt phá quá mức thì nồng độ khí oxygen sẽ giảm đi, bầu không khí sẽ trở nên ô nhiễm bởi khói bụi, nồng độ khí carbonic tăng, các sinh vật sẽ bị ảnh hưởng, thiếu dưỡng khí, sức khỏe con người bị giảm sút. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của thực vật góp phần chống xói mòn và bảo vệ nguồn nước
a) Mục tiêu: Nêu được vai trò của thực vật góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn và bảo vệ nguồn nước.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu tình huống, HS thảo luận: Điều gì xảy ra với các vùng đất, đồi không có thực vật che phim mưa xuống? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung ý kiến cho câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản sức nước chảy nên có vai trò quan trọng trong việc giữ đất, chống xói mòn, bảo vệ nước ngầm. |
II. Vai trò của thực vật trong tự nhiên 3. Thực vật góp phần chống xói mòn đất và bảo vệ môi trường - Đất ở đồi trọc sẽ bị xói mòn khi có mưa xuống vì không có thực vật, nước sẽ chảy tiếp xuống dưới đất với một lực mạnh mà không có sự cản lại của các tấn cây đất dễ bị xói mòn rửa trôi. - Thực vật có tác dụng hạn chế đất xói mòn và sạt lở vì: + Khi mưa xuống, nước mưa sẽ rơi xuống lá cây, tán cây giúp lực chảy yếu đi, làm giảm hiện tượng xói mòn của đất. + Rễ cây có khả năng giữ đất, thực vật còn có tác dụng giảm lực cản của sóng khi đánh vào bờ làm hạn chế sự sạt lở đất ven sông, ven biển. - Nước mưa sau khi ngấm xuống đất là nguồn nước quan trọng cung cấp sinh hoạt và nông nghiệp. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu vai trò của thực vật đối với đời sống của động vật.
a) Mục tiêu: Nêu được vai trò quan trọng của thực vật: cung cấp oxygen và thức ăn cho động vật, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát các hình 20.5 và 20.6 trong SGK, thảo luận và nêu các trò của thực vật với động vật, kể tên cách loài động vật ăn thực vật, các loài sống và sinh sản trên cây? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. |
II. Vai trò của thực vật trong tự nhiên 4. Vai trò của thực vật đối với đời sống của động vật - Thực vật cung cấp oxygen và thức ăn cho động vật: một số loài động vật ăn thực vật như thỏ, chim, hươu cao cô, vai, khi, chuột,... sử dụng các cơ quan khác nhau cho thực vật làm thức ăn. - Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật: một số loài động vật dụng thực vật làm nơi ở và nơi sinh sản như khi, nhím, chim, sóc… => Nếu không có thực vật thì động vật sẽ thiếu oxygen để hô hấp và động vật ăn thực vật không có thức ăn dẫn đến các động vật sẽ không tồn tại được. |
Hoạt động 6: Trồng và bảo vệ cây xanh
a) Mục tiêu: Nếu được tầm quan trọng của việc trồng và bảo vệ cây xanh, đề xuất các pháp tăng lượng cây xanh cho môi trường sống.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh có trong hình 20.7 SGK, thảo luận nêu được các biện pháp giúp tăng lượng cây xanh, nhằm hạn chế xói mòn, sạt lở, lũ lụt, hạn hán? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, tìm các biện pháp tăng lượng cây xanh. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện một số HS trình bày biện pháp của nhóm mình tìm được. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. |
III. Trồng và bảo vệ cây xanh - Trồng cây gây rừng. - Bảo vệ rừng đầu nguồn. - Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống. - Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm, cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm. - Xây dựng khu bảo tồn, vườn quốc gia,... |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Luyện tập kiến thức các nội dung được học trong bài
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS vận dụng kiến thức trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 20.3 và 20.4 trong phần luyện tập trang 115 và 116 sgk.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trình bày kết quả:
Bảng 20.3
STT |
Tên động vật |
Nơi ở của động vật |
||
Lá cây |
Thân, cành cây |
Gốc cây |
||
1 |
Sâu cuốn lá |
x |
||
2 |
Chim sẻ |
x |
||
3 |
Kiến |
|
x |
Bảng 20.4
STT |
Tên con vật |
Tên cây |
Nơi ở của động vật |
|||
Lá |
Rễ, củ |
Quả |
Hạt |
|||
1 |
Thỏ |
Cà rốt |
x |
x |
|
|
2 |
Chim |
Thông |
|
|
x |
|
3 |
Khỉ |
Chuối |
x |
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS, GV khuyến khích HS liệt kê các loài động vật, thực vật tại địa phương.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
b) Nội dung: GV nêu vấn đề, đặt câu hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV nêu vấn đề: Tại nơi em sinh sống (thành phố, vùng núi,...) có thể gặp phải các vấn đề gì liên quan đến môi trường: lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm không khí? Làm thế nào để hạn chế, cải thiện chất lượng không khí, điều hoà khí hậu?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để nêu được các biện pháp.
- Các nhóm thảo luận, đưa ra biện pháp, GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức bài học.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
a) Mục tiêu:
- Biết được tác hại của thuốc lá và các bệnh gây ra do hút thuốc lá thường xuyên.
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ và trình bày tại lớp nếu còn thời gian, nếu hết giờ thì GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi:
Câu hỏi 1: Hãy cho biết vì sao người ta hay trồng xen cây họ Đậu với các cây trồng khác?
Câu hỏi 2: Vaccine là gì?
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật
- Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống
- Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống
- Bài 24: Đa dạng sinh học
- Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)