Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 18: Đa dạng nấm

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: ;Sau khi học xong bài này HS:

- Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi,...). ;

- Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm.

- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong cuộc sống (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,...).

- Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.

- Vận dụng được hiểu biết về nấm để giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kỹ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc,...

- Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp).

2. Năng lực ;

- Năng lực chung: ;Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

3. Phẩm chất: ;Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU ;

1 - GV: ;hình ảnh liên quan, sơ đồ nguyên sinh vật, sơ đồ vòng đời trùng roi, trùng kiết lị, dụng cụ thí nghiệm.

2 - HS : Sgk, vở ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: ;Khai thác hiểu biết của học sinh về một số loại nấm.

b) Nội dung: ;GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: ;Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện: ;

- GV yêu cầu HS quan sát hình 18.1 SGK và trả lời hai câu hỏi: ;

(1) Hãy kể tên từng loại nấm trong hình 18.1.

;(2) Vì sao nấm không thuộc về giới Thực vật hay giới Động vật?

- HS nêu tên các loại nấm có trong hình: ;

+ Tên các loại nấm trong hình: nấm linh chi, nấm kim châm, nấm hương, nấm sò.

+ Nấm không thuộc về ;giới ;thực vật vì nấm không chứa diệp lục, không có khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ. Nấm không thuộc giới Động vật vì nấm không có khả năng di chuyển.

- Từ ;đó GV đặt câu hỏi: Các loài quan sát được dưới kính hiển vi thuộc những nhóm sinh vật nào? Tên gọi từng sinh vật là gì? Vai trò của các loài đó trong tự nhiên là gì?

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cách nhận biết nấm

a) Mục tiêu: ;

- Nhận biết được một số đại diện nấm.

- Quan sát và vẽ được hình nấm.

b) Nội dung: ;GV cho HS đọc thông tin, quan sát, trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: ;Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện: ;

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”, yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận theo nhóm bốn HS.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 103, quan sát hình 18.2 và 18.3 SGK, trả lời các câu hỏi:

+ Hãy nêu các đặc ;điểm ;để nhận biết nấm. ;

+ Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào?

+ Mô tả cấu tạo của một cây nấm mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. ;

- Các HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, bổ sung câu trả lời. ;

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV yêu cầu HS đánh giá lẫn nhau về các sản phẩm hoạt động nhóm và chốt kiến thức về nhận biết nấm.

- GV yêu cầu HS quan sát một mẫu vật nấm và chọn một mẫu để vẽ hình nấm vào vở.

I. Sự đa dạng của nấm

1. Nhận biết nấm

- Nấm thường nhỏ, thân mềm, thường có mũ hình chóp hoặc tủa dài.

- Nấm là sinh vật dị dưỡng, thức ăn của chúng là các chất hữu cơ có trong môi trường.

- Nấm sống cộng sinh hoặc ký sinh trên cơ thể thực vật, động vật, con người hoặc sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục…

- Cấu tạo của cây nấm gồm: ;

+ Mũ nấm

+ Thân nấm

+ Sợi nấm ;

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng nấm

a) Mục tiêu: ;Trình bày được sự đa dạng nấm.

b) Nội dung: ;GV hướng dẫn HS tìm hiểu sự đa dạng của nấm

c) Sản phẩm: ;Câu trả lời của HS. ;

d) Tổ chức thực hiện: ;

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3 - 4 HS. ;

- HS được phân chia một số mẫu vật nấm hoặc các tranh ảnh về các loài nấm.

- GV yêu cầu HS thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ sau:

;+ Phân chia nấm thành các nhóm khác nhau, tham khảo cách phân đọc thông tin trong SGK. Giải thích tại sao lại phân chia như vậy. ;

+ Lập bảng để phân biệt các nhóm nấm, lấy thêm các ví dụ về các loại nấm mà em biết và chia các nấm đó vào các nhóm cho phù hợp.

+ Nêu sự đa dạng của nấm ;

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV áp dụng kĩ thuật phòng tranh yêu cầu các nhóm treo sản phẩm lên bảng.

- GV gọi đại diện từng nhóm đứng dậy trình bày kết quả thực hiện của nhóm mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Sự đa dạng của nấm

- Nấm được phân chia thành các nhóm khác nhau: nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp.

- Ví dụ về các nhóm nấm và đặc điểm:

Các loại nấm

Đặc điểm

Ví dụ

Nấm túi

Thể quả có dạng túi

Nấm bụng dê, nấm cục, nấm men…

Nấm đảm

Thể quả có dạng hình mũ

Nấm hương, nấm rơm, nấm đùi gà, …

Nấm tiếp hợp

Sợi nấm phân nhánh

Nấm mốc trên các loại bánh mì, hoa quả…

- Nấm có thể đơn bào hoặc đa bào, nấm đa dạng về hình thái, cấu tạo và về cách dinh dưỡng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò và tác hại của nấm

a) Mục tiêu: ;Trình bày được vai trò và tác hại của nấm

b) Nội dung: ;GV hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò và tác hại của nấm

c) Sản phẩm: ;Câu trả lời của HS. ;

d) Tổ chức thực hiện: ;

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”.

- HS đọc mục vai trò và tác hại của nấm trong SGK và trả lời câu hỏi: ;

+ Nêu lợi ích của nấm. Lấy các ví dụ minh hoạ cho các lợi ích đó.

+ Nêu tác hại của nấm. Lấy ví dụ minh hoạ cho những tác hại này.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- Các HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, bổ sung câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Nấm có vai trò quan trọng đối với con người và đối với tự nhiên. Tuy nhiên, một số loài nấm có hại, khi hái nấm và sử dụng nấm để ăn cần chú ý kiểm tra kĩ thuật trước khi nấu ăn.

II. Vai trò và tác hại của nấm

* Vai trò:

+ Phân hủy xác động vật, thực vật làm sạch môi trường

+ Làm thức ăn bổ dưỡng cho con người

+ Dùng làm dược liệu chữa bệnh.

*Tác hại:

+ Gây bệnh cho động vật, thực vật ;

+ Gây bệnh ngoài da ở người.

+ Một số nấm độc khi ăn vào gây ngộ độc, có thể dẫn tới tử vong.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: ;

- Kể tên được các loại nấm đã học và kể thêm một số loại khác và vai trò của chúng.

- Tìm hiểu được ;kỹ ;thuật trồng nấm và thực hiện được việc trồng nấm ở nhà

b) Nội dung: ;GV hướng dẫn HS tìm hiểu, giải thích một số hiện tượng liên quan đến nấm và cách trồng nấm.

c) Sản phẩm: ;Câu trả lời của HS. ;

d) Tổ chức thực hiện: ;

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NV1

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Vì sao nói nấm có vai trò quan trọng trong việc làm sạch môi trường sống trên Trái Đất?

+ Em cần làm gì để phòng tránh các bệnh ở da do nấm gây nên?

+ Em hãy kể tên một bệnh do nấm gây ra và nêu cách phòng, chữa bệnh đó. ;

+ Vì sao bánh mì, hoa quả để lâu ngày ở nhiệt độ phòng dễ bị hỏng?

NV2

- GV yêu cầu HS đọc sgk trang 105, nêu chuẩn bị và trình bày các bước trồng nấm.

- GV hướng dẫn và giải thích lại mỗi bước, khuyến khích HS về thực hành trồng nấm tại nhà.

1. Giải thích hiện tượng

- Các loại nấm hoại sinh có vai trò quan trọng trong chu trình hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên - phân hóa các phế thải trong nông nghiệp và công nghiệp làm ô nhiễm môi trường => sử dụng hệ men của các loài nấm hoại sinh chuyển thành phân bón hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu của đất.

- Tránh các bệnh ngoài da cần vệ sinh cơ thể, quần áo và môi trường sống sạch sẽ.

- Một số bệnh do nấm gây ra: lang ben, hắc lào…

2. ;Kỹ ;thuật trồng nấm

(HS đọc tham khảo ở sgk và thực hiện trình tự các bước)

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: ;Tìm hiểu được một số loại nấm độc, các phòng tránh và biện pháp cấp cứu khi ăn phải nấm độc.

b) Nội dung: ;GV giao nhiệm vụ, HS tìm hiểu trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: ;Kết quả thực hiện của HS

d) Tổ chức thực hiện: ;

- GV yêu cầu HS đọc mục tìm hiểu thêm ở sgk,tìm hiểu thêm các thông tin trên internet, truyền hình,...

- Từ thông tin tìm kiếm được, các nhóm thiết kế thành tập san có các bài viết, hình ảnh về nấm độc. Viết đoạn văn thông tin về các loại nấm độc, cách phòng tránh và biện pháp cấp cứu khi ăn phải nấm độc.

- Đại diện các nhóm đứng dậy trình bày sản phẩm của nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá quá tiết học của HS.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác