Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 24: Đa dạng sinh học

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn

- Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

+ Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức và kĩ năng về KHTN

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:

- Hình ảnh một số loài môi trường sống của sinh vật

- Hình ảnh một số vai trò của đa dạng sinh học

- Hình ảnh một số loài động, thực vật quý hiếm

- Giáo án, sgk, máy chiếu...

2 - HS : Sgk, vở ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Khai thác hiểu biết của HS về các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.

b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS kể tên các loài sinh vật mà em biết, sắp xếp chúng vào các giới phù hợp và nhân xét sự đa dạng các loài và môi trường sống của chúng.

- HS làm việc theo cặp, sau đó các nhóm theo dõi bài và chấm chéo cho nhau, đại diện một số cặp báo cáo, các nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm đa dạng sinh học

a) Mục tiêu:

- Nếu được khái niệm đa dạng sinh học.

- Trình bày được mức độ đa dạng sinh học ở một số khu vực khác nhau.

b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu câu HS quan sát hình 24.1 SGK, thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi:

Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 24: Đa dạng sinh học | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

+ Nhận xét sự đa dạng sinh học ở mỗi khu vực. Giải thích tại sao có khu vực đa dụng sinh học cao nhưng có khu vực lại có đa dạng sinh học thấp.

+ Lấy thêm các ví dụ về các khu vực khác có sinh vật sinh sống và nêu mức độ đa dạng sinh học ở các khu vực đó.

+ Phát biểu khái niệm đa dạng sinh học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động cặp đôi, đọc thông tin sgk, thảo luận tìm ra câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS trả lời, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, kết luận khái niệm đa dạng sinh học.

I. Đa dạng sinh học là gì?

- Đa dạng sinh học là thể hiện sự đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài và đa dạng về môi trường sinh sống của sinh vật.

- Mỗi khu vực có sự đa dạng sinh học khác nhau, có khu vực đa dạng sinh học cao nhưng cũng có khu vực đa dạng sinh học thấp.

- Ví dụ:

+ Hoang mạc: Đa dạng thấp

+ Rừng nhiệt đới: Đa dạng cao

+ Đại dương: Đa dạng cao

+ Bắc cực: Đa dạng thấp…

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò đa dạng sinh học

a) Mục tiêu: Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4-6 người,quan sát hình 24.2sgk, thảo luận về vai trò đa dạng sinh học, trả lời câu hỏi vận dụng trong SGK. Hãy lấy ví dụ chứng minh vai trò của đa dạng sinh học sau đây:

+ Cung cấp nhiên liệu, gỗ; dược liệu; thực phẩm.

+ Tham quan du lịch sinh thái.

+ Nơi học tập, nghiên cứu sinh vật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân, sau đó làm việc 4 người.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét và kết luận.

II. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn

- Điều hòa khí hậu

- Phân hủy chất thải

- Làm chỗ ở cho các loài sinh vật khác.

- Bảo vệ tài nguyên đất, nước

- Cung cấp lương thực, thực phẩm, giống cây trồng, nguồn dược liệu, nguyên liệu…

Hoạt động 3: Giải thích vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học?

a) Mục tiêu: Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học và đề xuất được một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 – 6 HS, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Quan sát hình 22.3 SGK và nêu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học. Nêu ví dụ về nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học ở địa phương em.

+ Giải thích vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học. Lấy ví dụ về một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Hãy kể tên một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh học hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Thảo luận nhóm và đưa ra kiến thức chung của nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện hai nhóm báo cáo kết quả và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV kết luận, chuẩn kiến thức.

III. Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học?

- Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên nó đang bị suy giảm mạnh

- Đa dạng sinh học làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật, ảnh hưởng nguồn lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, dược liệu…=> Cần được bảo tồn.

- Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học:

+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ, vườn quốc gia…

+ Ban hành chính sách ngăn cấm phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm.

+ Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân để bảo tồn đa dạng sinh học.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Tìm hiểu về các loài đang bị suy giảm về số lượng. Nêu được nguyên nhân và biện pháp bảo tồn các loại đó.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS hoàn thành

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS lập nhóm 3 – 4 HS cùng tìm kiếm thông tin và hoàn thành bảng

Tên các loài sinh vật đang bị suy giảm mạnh

Nguyên nhân suy giảm số lượng

Biện pháp bảo tồn

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành bảng, trình bày trước lớp cho GV và các bạn khác cùng nghe, đóng góp ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS, GV tuyên dương tinh thần tìm hiểu, khám phá của HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Tìm hiểu kiến thức công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương

b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ về nhà của HS

c) Sản phẩm: HS nắm được yêu cầu

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương mình sinh sống.

- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các hoạt động hưởng ứng Ngày quốc tế đa dạng sinh học (22/5)

- HS nắm rõ nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả GV vào tiết học sau.

- GV chốt lại kiến thức bài học.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học