Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 35: Hệ mặt trời và ngân hà

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, các em có thể:

- Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

- Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì khác nhau.

- Sử dụng tranh ảnh chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu kiến thức từ các nguồn mạng, sách giáo khoa về hệ Mặt Trời và Ngân Hà.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động đưa ra ý kiến, cùng các bạn trả lời câu hỏi hay phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề khi thảo luận.

- Năng lực KHTN: Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Tranh, ảnh về hệ Mặt Trời

- Tran ảnh về Ngân hà và sao chổi.

2. Học sinh : Sgk, vở ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Đặt HS vào tình huống có vấn đề

b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu, nhận biết về bầu trời đêm

c) Sản phẩm: Kết quả HS quan sát

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS mô tả bầu trời đêm vào những hôm trời quang và không Trăng.

- Sau đó GV cho HS quan sát một số hình ảnh bầu trời đêm với những ngôi sao.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vào những hôm trời quang, khi chúng ta quan sát bầu trời đêm, ta có thể nhìn thấy rất nhiều ngôi sao lấp lánh. Những ngôi sao đó là gì? Không gian bên ngoài Trái Đất còn có những gì ngoài Mặt Trời, Mặt Trăng?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cấu trúc của hệ Mặt trời

a) Mục tiêu: HS nhận biết được hệ Mặt trời bao gồm Mặt trời và tám hành tinh

b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu, quan sát, trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát hình 35.3 (SGK) và nhận xét cấu trúc của hệ Mặt Trời.

img

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về sao chổi và yêu cầu HS nhận xét về hình dạng của sao chổi? Tại sao ta lại nhìn thấy hình dạng của sao chổi như vậy?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu, trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện HS trình bày kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, kết luận.

I. Hệ Mặt trời

- Cấu trúc của hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh (Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh).

- Các hành tinh có khoảng cách đến Mặt Trời và chu kì chuyển động quanh Mặt Trời khác nhau. - Trong hệ Mặt Trời chỉ có Mặt Trời là phát sáng còn các hành tinh không phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời.

- Ngoài Mặt Trời và tám hành tinh chính thì hệ Mặt Trời còn có các tiểu hành tinh và sao chổi.

Hoạt động 2: Ngân hà

a) Mục tiêu: HS hiểu được dải ngân hà và sự xuất hiện của dải ngân hà trong cuộc sống ngày nay.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS quan sát, tìm hiểu và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS quan sát hình ảnh Ngân hà và cho biết: Vào những hôm không Trăng và trời quang, chúng ta có thể nhìn thấy một dải sáng màu bạc vắt ngang qua bầu trời, dải sáng bạc đó được gọi là Ngân Hà. Đó là nơi tập trung rất nhiều sao phát sáng giống như Mặt Trời. Mặt Trời cũng chỉ là một ngôi sao cỡ trung bình trong Ngân Hà, tuy nhiên ta nhìn thấy Mặt Trời lớn hơn là do Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất.

- GV yêu cầu HS trả lời: Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng quan sát được Ngân Hà không? Tại sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, tìm hiểu và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS trình bày theo ý kiến.

- GV mời HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức bài học.

II. Ngân hà

- Dải ngân hà là giải sáng màu bạc vắt ngang qua bầu trời.

- Ngân hà có rất nhiều sao, Mặt trời là một trong số đó.

- Ngày nay, với hiệu ứng ánh sáng đô thị, chúng ta rất khó quan sát được ánh sáng rất yếu đến từ các ngôi sao rất xa Trái Đất. Hoạt động 35.4: Sắp xếp hệ Mặt Trời.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SẮP XẾP HỆ MẶT TRỜI

a) Mục tiêu:

- Nêu được hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh.

- Nhận biết được các hành tinh khác nhau thì có khoảng cách đến Mặt Trời khác nhau.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS vận dụng kiến thức thực hiện

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS chuẩn bị chín tấm bìa và viết tên Mặt Trời và tám hành tinh (Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tỉnh và Hải Vương Tinh) vào các tấm bìa.

- GV sắp xếp các tấm bìa một cách ngẫu nhiên và chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm chín HS.

- GV tổ chức trò chơi xếp cấu trúc hệ Mặt Trời như sau: Mỗi nhóm xuất phát cùng một vị trí, nhanh chóng mỗi bạn sẽ lấy một tấm bìa (tượng trưng cho mỗi hành tinh) nhanh chóng sắp xếp thành hệ Mặt Trời.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS, tổng kết bài học.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác