Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống. Gọi tên được một số động vật không xương sống điển hình.

- Nêu được một số lợi ích và tác hại của động vật không xương sống trong đời sống.

- Quan sát hoặc chụp ảnh được một số động vật không xương sống ngoài thiên nhiên và gọi tên được một số con vật điển hình.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

+ Thực hiện kế hoạch

+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:

- Hình ảnh hoặc mẫu thực vật, động vật

- Sơ đồ mô tả hình dạng thủy tức, sữa

- Hình ảnh đại diện của các ngành giun

- Bảng phân biệt các ngành động vật không xương sống

- Giáo án, sgk, máy chiếu...

2 - HS : Sgk, vở ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tìm hiểu sự khác nhau giữa động vật và thực vật và xác định nhiệm vụ học tập.

b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, thực hiện nhiệm vụ: Hãy kể tên những động vật mà em biết và nêu những đặc điểm ở động vật phân biệt với thực vật?

- HS thảo luận, đưa ra kết quả, GV yêu cầu các nhóm chia sẻ kết quả và chốt kiến thức về các đặc điểm chung của động vật.

- GV đặt vấn đề vào bài: Động vật gồm những nhóm nào? Các nhóm đó có đặc điểm gì? Động vật đa dạng như thế nào và có vai trò, tác hại như thế nào trong thực tiễn?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm nhận biết động vật không xương sống

a) Mục tiêu: Nêu được điểm nhận biết và sự đa dạng của động vật không xương sống.

b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, quan sát, trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc SGK mục I, nêu những đặc điểm của vật không xương sống và từ các ví dụ về động vật không xương sống ở bảng yêu cầu HS nêu môi trường sống của chúng.

- GV yêu cầu HS nêu sự đa dạng của động vật không xương

- GV yêu cầu một số HS chia sẻ kết quả hoạt động cặp đôi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động cặp đôi, đọc thông tin sgk, thảo luận tìm ra câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- Các HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, bổ sung câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức.

I. Đặc điểm nhận biết động vật không xương sống

- Động vật không xương sống có đặc điểm chung là cơ thể không có xương sống.

- Chúng sống ở khắp nơi trên Trái Đất. Động vật không xương sống đa dạng, gồm nhiều ngành: Ruột khoang, các ngành Giun, Thân mềm, Chân khớp,…

Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành ruột khoang

a) Mục tiêu:

- Biết được động vật không xương sống ngành Ruột khoang dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng.

- Gọi được tên một số động vật ruột khoang điển hình

- Nêu được một số ích lợi và tác hại của động vật ngành Ruột khoang.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ cho nhóm bốn HS Sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”, GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: đọc SGK mục II.1 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Ruột khoang.

+ Kể tên những đại diện điển hình của động vật ngành Ruột khoang.

+ Mô tả hình dạng của hải quỳ và sứa (Hình 22.2 SGK).

+ Trình bày vai trò và tác hại của động vật ngành Ruột khoang.

+ Quan sát tranh ảnh, mẫu vật và vẽ hình một động vật điển hình của ngành Ruột khoang vào vở.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từng HS đọc thông tin sgk, xem video, tranh ảnh, cùng thảo luận với các bạn trong nhóm và thống nhất câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện hai nhóm báo cáo kết quả và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đánh giá lẫn nhau về hình vẽ đại diện ngành Ruột khoang, tiêu chí: vẽ chính xác, nhìn rõ nét, có chú thích.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

II. Sự đa dạng động vật không xương sống

1. Ngành ruột khoang

- Đặc điểm nhận biết của động vật ngành Ruột khoang: cơ thể đối xứng tỏa tròn.

- Vai trò:

+ Sử dụng làm thức ăn cho con người.

+ Cung cấp nơi ẩn nấp cho các động vật khác.

+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển.

- Tác hại: Một số loài có độc tính gây tổn thương cho con người và động vật khi tiếp xúc.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các ngành giun

a) Mục tiêu:

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống thuộc các ngành Giun dựa vào quan sát hình ảnh của chúng. Gọi được tên một số động vật ngành Giun điển hình.

- Nêu được một số ích lợi và tác hại của các động vật thuộc các ngành Giun trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1

- GV sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Đọc SGK mục II.2 và trả lời các câu hỏi:

+ Kể tên các ngành Giun và đại diện của mỗi ngành. Nêu các đặc điểm nhận biết Giun tròn, Giun dẹp, Giun đốt?

+ Quan sát hình 22.3 và nêu đặc điểm nhận biết sán dây, giun đũa, giun đất?

+ Trình bày sự đa dạng của các ngành Giun?

NV2

- GV chiếu video cho HS xem hoặc yêu cầu HS kể tên các bệnh do giun, sán gây ra: kể tên các bệnh, triệu chứng và nêu các biện pháp phòng tránh bệnh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Thảo luận nhóm và đưa ra kiến thức chung của nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– Đại diện hai nhóm báo cáo kết quả và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm dựa vào các tiêu chí như: phân công nhiệm vụ, thảo luận, báo cáo, trả lời câu hỏi,...

- GV kết luận kiến thức về động vật ngành giun.

II. Sự đa dạng động vật không xương sống

2. Các ngành giun

- Giun là động vật không xương sống, cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.

- Một số ngành giun:

+ Giun dẹp: cơ thể mềm và dẹp

+ Giun tròn: cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không cân đối.

+ Giun đốt: cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên.

- Các ngành giun đa dạng về hình dạng, kích thước và lối sống.

- Vai trò của động vật ngành giun: Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; làm đất tơi xốp…

- Một số bệnh của ngành giun: gây bệnh cho người và động vật.

Hoạt động 4: Tìm hiểu ngành thân mềm

a) Mục tiêu:

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống ngành Thân mềm dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mẫu ngâm) của chúng. Gọi được tên một số động vật không xương sống ngành Thân mềm điển hình.

- Nếu được một số ích lợi và tác hại của động vật ngành Thân mềm trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1

- GV sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”, yêu cầu HS đọc SGK mục II.3, quan sát hình 22.4 SGK và trả lời câu hỏi:

Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

+ Mô tả những đặc điểm hình thái của ba loài động vật có trong hình 22.4 SGK.

+ Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Thân mềm,

+ Xem video/ quan sát tranh ảnh, mẫu vật và lập bảng về những đặc điểm hình thái của đại diện quan sát được.

NV2

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS hoạt động nhóm 3 - 4 HS, thảo luận để trả lời câu hỏi:

+ Hãy gọi tên các động vật trong hình 22.5 SGK và nêu vai trò của các động vật đó.

+ Hãy kể tên một số động vật thân mềm có ở địa phương em. Nêu vai trò của các loài đó trong thực tiễn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- NV1: HS thực hiện nhiệm vụ theo từng cặp đôi, viết kết quả ra giấy.

- NV2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó thảo luận nhóm để rút ra kết quả, viết vào giấy A3 hoặc A4.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm đọc điểm số và đánh giá nhóm bạn.

- HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung ý kiến cho câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV tổng hợp một số kiến thức về đặc điểm nhận biết động vật ngành Thân mềm.

II. Sự đa dạng động vật không xương sống

3. Ngành thân mềm

- Đặc điểm nhận biết: Cơ thể mềm, không phân đốt. Đa số bên ngoài vỏ cứng.

- Ví dụ: con sò, con trai, con ốc, con mực. con bạch tuộc, con hàu…

- Ngành thân mềm có số loài lớn, đa dạng về hình dạng, kích thước và môi trường sống.

- Vai trò: Làm thức ăn cho con người, động vật; lọc sạch nước bẩn…

- Tác hại: Phá hoại cây trồng (như ốc sên).

Hoạt động 5: Tìm hiểu ngành chân khớp

a) Mục tiêu:

- Nhận biết được các nhóm động vật ngành Chân khớp dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật ngâm) của chúng. Gọi được tên một số động vật ngành chân khớp điển hình.

- Nêu được một số ích lợi và tác hại của động vật ngành Chân khớp trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1

- Sử dụng kĩ thuật “think - pair - share”, GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi, đọc mục II.4 SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Hãy gọi tên các động vật trong hình 22.6 SGK, mô tả đặc điểm hình thái của chúng. Nêu lợi ích và tác hại của các động vật đó.

+ Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết được các động vật thuộc ngành Chân khớp

+ Nêu vai trò và tác hại của động vật ngành Chân khớp.

NV2

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 – 4 HS thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Gọi tên các động vật trong hình 22.7 SGK. Nêu vai trò và tác hại của các động vật đó.

+ Quan sát mẫu vật thật hoặc lọ ngâm mẫu vật, mẫu khô, mô hình,... và mô tả hình thái ngoài của đại diện thuộc ngành Chân khớp mà em quan sát được.

+ Hãy lấy ví dụ động vật chân khớp có ở địa phương em và nêu lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

II. Sự đa dạng động vật không xương sống

4. Ngành chân khớp

- Đặc điểm nhận biết: Có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động.

- Chân khớp là ngành đa dạng nhất về số lượng loài.

- Vai trò ngành chân khớp:

+ Làm thức ăn cho con người (tôm, cua…)

+ Thụ phấn cho cây trồng (ong mật…)

- Tác hại ngành chân khớp:

+ Làm hại cây trồng (châu chấu, cào cào…)

+ Lây truyền các nguy hiểm (ruồi, muỗi,…)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Luyện tập kiến thức các nội dung được học trong bài

b) Nội dung: GV giao bài tập, HS vận dụng kiến thức trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoặc theo cặp trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Đặc điểm nhận biết “có cơ thể mềm,, không phân đốt, đa số các loài có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thê” là của ngành động vật nào sau đây?

A. giun tròn B. Ruột khoang C. Chân khớp D. Thân mềm

Câu 2: Đặc điểm nhận biết “có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động” là ngành của động vật nào sau đây?

A. Chân khớp B. Ruột khoang C. Thân mềm D. Giun tròn

Câu 3: San hô là động vật không xương sống thuộc ngành nào sau đây?

A. giun tròn B. Ruột khoang C. Chân khớp D. Thân mềm

Câu 4: Một học sinh đang quan sát một động vật có đặc điểm “cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên”. Động vật đó thuộc ngành nào sau đây?

A. giun dẹp B. Ruột khoang C. Giun đốt D. Chân khớp

- HS trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án: 1D – 2A - 3B – 4C

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS, chốt lại kiến thức bài học.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG

a) Mục tiêu:

- Biết được một số bệnh do các đại diện ngành giun gây ra và cách phòng tránh.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ và trình bày tại lớp nếu còn thời gian, nếu hết giờ thì GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi:

Câu hỏi 1: Em hãy tìm hiểu các biện pháp phòng tránh các bệnh sau:

- Bệnh do sán dây, sán lá gan gây nên.

- Bệnh do giun đũa, giun kim gây nên.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác