Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 12: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:

- Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.

- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.

- Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào); nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

- Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân, thông qua quan sát hình ảnh.

- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

- Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

- Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

+ Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết.

+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: hình ảnh liên quan đến bài học, thẻ từ (màng tế bào, tế bào chất, nhân tế bào, thành tế bào, không bào trung tâm và lục lạp), giấy A4, A2 và A3, băng dính hai mặt, bút vẽ.

2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV phân công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Khai thác vốn sống của HS để hình thành khái niệm tế bào.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình 12.1 trong SGK và yêu cầu HS cho biết ngôi nhà đang được tạo nên từ đơn vị cấu trúc là gì?

- GV giải thích cho HS hiểu được rằng viên gạch được coi là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất tạo nên ngôi nhà. Vậy đơn vị cấu trúc nhỏ nhất hình thành nên cây xanh và cơ thể là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV chuẩn bị một số bộ ghép hình của các ngôi nhà.

- GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ đồ ghép hình và yêu cầu ghép thành ngôi nhà theo sự sáng tạo của các em. GV yêu cầu các nhóm lần lượt trưng bày và giới thiệu về ngôi nhà của nhóm mình. GV yêu cầu một số HS nhận xét những điểm giống và khác nhau giữa các sản phẩm của các nhóm? Qua các sản phẩm này các em có thể có kết luận gì về những viên gạch hay nói xa hơn là các tế bào trong cơ thể sinh vật?

- GV đặt vấn đề: Mỗi nhóm cho một sản phẩm là một ngôi nhà rất khác nhau nhưng tất cả các ngôi nhà này đều có đặc điểm chung là gì? Đó chính là tất cả các ngôi nhà từ nhà cấp 4 đến các nhà cao tầng, các tòa chung cư đều được xây nên từ những viên gạch. Sinh vật trên Trái Đất cũng vậy, từ những sinh vật rất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường cho đến các sinh vật khổng lồ nặng hàng trăm tấn, đều được cấu tạo từ một đơn vị cấu trúc, các bạn biết đó là gì không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài mới: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tế bào là gì?

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm tế bào.

- Hiểu được tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu qua về lịch sử tìm ra tế bào do Robert Hooke (1665) lần đầu tiên quan 1 sát các tế bào chết từ vỏ cây sồi dưới kính hiển vi.

- GV chiếu trên slide các hình: Tế bào vi khuẩn, tế bào nấm men, hình cây cà chua và một số tế bào của cây cà chua, hình cơ thể người và một số tế bào điển hình ở cơ thể người.

- GV yêu cầu HS các nhóm đọc, chỉ các tế bào và nhận xét theo câu hỏi gợi ý sau: Các sinh vật được tạo nên từ gì? Có phải số lượng tế bào trong các cơ thể vi khuẩn, nấm men, thực vật và động vật là giống nhau?

- GV yêu cầu HS: kể tên một số tế bào trong cơ thể cây xanh và cơ thể người.

- GV đặt câu hỏi: “Vậy tế bào là gì? Tế bào có chức năng như thế nào đối với thể sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV hướng dẫn, quan sát hình ảnh, đọc thông tin sgk, trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tế bào là gì?

- Các sinh vật được tạo nên từ tế bào.

- Không phải số lượng tế bào trong các cơ thể vi khuẩn, nấm men, thực vật và động vật là giống nhau.

=> Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

+ Một số tế bào trong cơ thể cây xanh: tế bào thịt lá, tế bào thịt quả, tế bào ống dẫn, tế bào lông hút…

+ Một số tế bào trong cơ thể người: Tế bào hồng cầu, tế bào mô ruột, tế bào thần kinh, tế bào gan, tế bào cơ…

Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng và kích thước của một số loại tế bào

a) Mục tiêu:

- Nêu được hình dạng, kích thước của một số loại tế bào.

- Biết cách tra cứu, tìm hiểu về hình dạng, kích thước của tế bào ở động vật.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin, đặt câu hỏi cho HS trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu slide về các hình ảnh tế bào vi khuẩn E. coli, tế bào nấm tế bào vảy hành, tế bào hồng cầu, tế bào xương, tế bào thần kinh.

- GV chia nhóm HS, yêu cầu từng nhóm nhận xét về hình dạng, kích thước của các tế bào.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- Các nhóm bổ sung thêm các hình dạng, kích thước của tế bào ngoài SGK.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm lên trình bày về hình dạng, kích thước của tế bào.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá nhóm có báo cáo tốt nhất, khuyến khích HS tìm thêm được nhiều hình dạng, kích thước của tế bào vật và động vật.

- GV rút ra kết luận, chuyển sang nội dung mới.

II. Hình dạng và kích thước của một số loại tế bào

+ Có nhiều loại tế bào, chúng có hình dạng khác nhau: hình cầu ở tế bào trứng và chua; hình lõm hai mặt ở tế bào hồng cầu; hình sao ở tế bào thần kinh….

+ Kích thước của tế bào ở mỗi sinh vật là khác nhau. Ví dụ: vi khuẩn là những sinh vật đơn kích thước nhỏ nhất, phần lòng đỏ của trứng chim đà điểu được cho là tế bào lớn nhất...

+ Hình dạng, kích thước của các loại tế bào thực vật và động vật thường rất nhỏ thường không nhìn thấy được. Nhưng cũng có một số tế bào khá lớn như tế bào thịt cà chua, tế bào sợi gai, tế bào trứng gà.. mắt ta có thể nhìn thấy được.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật

a) Mục tiêu:

- Trình bày được thành phần cấu tạo chính của tế bào và chức năng của chúng.

- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.

- Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, quan sát và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin và nghiên cứu hình 12.7 trong SGK.

- GV treo tranh hình 12.7 hoặc chiếu slide hình cấu tạo tế bào động vật vật. Giải thích một số thành phần cấu tạo chính của tế bào và chức năng của chúng.

- GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức cuộc thi ghép thẻ từ. GV phát sơ đồ tế bào động vật và thực vật, các thẻ từ thành phần tế bào. Từng nhóm thi ghép các thẻ từ vào đúng vị trí.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS vừa lắng nghe, vừa quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện thí nghiệm, rút ra câu trả lời.

- GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày, báo cáo kết quả của nhóm mình.

- GV mời 1 – 3 HS chốt lại: thành phần cấu tạo của tế bào động vật và thực vật trước lớp

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV cử đại diện các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn và tìm ra nhóm thắng cuộc, tuyên dương các nhóm, HS tích cực và thực hiện tốt các nhiệm vụ.

- GV khuyến khích HS đọc mục Em có biết và Tìm hiểu thêm để hiểu sâu hơn những kiến thức đã học.

III. Cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật

- Cấu tạo tế bào động vật và thực vật rất phức tạp. Trong đó, có các thành phần chính: màng tế bào, tế bào chất, nhân, thành tế bào, không bào trung tâm và lục lạp.

Hoạt động 4: Nhận biết lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh

a) Mục tiêu: Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, quan sát và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV treo hình tế bào thực vật hoặc chiếu slide hình chiếc lá và thành phần lục lạp của lá cây.

- GV đặt câu hỏi: Các em có biết tại sao hầu hết lá cây lại có màu xanh? Nhờ yếu tố nào mà lục lạp có thể thực hiện được chức năng quang hợp?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS vừa lắng nghe, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời của mình

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

* Nhận biết lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh

- Lục lạp mang sắc tố quang hợp có màu xanh lục, gọi là diệp lục.

- Diệp lục hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp nên chất hữu cơ.

Hoạt động 5: Tìm hiểu cấu tạo của tế bào nhân sơ và nhân thực

a) Mục tiêu:

- Nêu được cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

- Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, quan sát và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc thông tin trong SGK và quan sát các hình ảnh 12.8, 129 SGK để trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực?

+ Nêu cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

+ Hãy so sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hình thành nhóm, lập bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một số nhóm đứng dậy trình bày kết quả thảo luận.

- HS nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, kẻ bảng so sánh lên bảng để HS ghi chép vào vở.

IV. Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

*Tế bào nhân sơ:

- Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh và không chứa bào quan có màng.

- Có kích thước rất nhỏ 0,5 – 10um, bằng 1/10 tế bào nhân thực.

- Được tìm thấy ở những sinh vật đơn bào, ví dụ như các loại vi khuẩn.

*Tế bào nhân thực:

- Tế bào nhân thực, có nhân và các bào quan có màng.

- Có kích thước lớn hơn 10 – 100um), gấp 10 lần tế bào nhân sơ.

- Được tìm thấy ở các sinh vật đa bào như động vật, thực vật, nấm…

Hoạt động 6: Tìm hiểu sự lớn lên và sinh sản của tế bào

a) Mục tiêu:

- Nêu được sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

- Hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, quan sát và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát hình 12.10 và 12.11 SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Số lượng tế bào tăng lên như thế nào sau mỗi lần sinh sản?

+ Dựa vào hình 12.11 SGK, hãy tính số lượng tế bào con mới được tạo ra sau mỗi lần sinh sản: lần 4, 5,...

- GV phân tích hình 12.10 và hình 12.11 SGK để minh hoạ cho sự lớn lên và sinh sản liên tiếp của tế bào.

- GV liên hệ một ví dụ về tác dụng của sự sinh sản tế bào trong việc làm lành vết thương: Các tế bào da và tế bào máu là một trong số các tế bào làm tăng số lượng tế bào để hàn gắn các vết thương.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện của các nhóm HS lên trình bày lại quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào.

- GV mời đại diện của các nhóm HS nhận xét sự thay đổi của các sinh vật trong hình 12.12 SGK và lấy thêm ví dụ minh hoạ cho hiện tượng này.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, mở rộng thông tin cho HS: Tế bào trong cơ thể chúng ta không sống mãi. Tế bào da có thể sống trong 10 – 30 ngày, tế bào niêm mạc má cứ khoảng 5 ngày lại sinh sản một lần vì nó cần thay thế các tế bào tổn thương khi chúng ta ăn uống. Hay tế bào hồng cầu không có nhẫn, đời sống trung bình của tế bào hồng cầu chi khoảng 4 tháng và cứ mỗi giây lại có khoảng 2 triệu tế bào hồng cầu bị chết đi trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, mỗi ngày cơ thể chúng ta tạo ra đủ 2 triệu tế bào để thay thế những tế bào đã chết bằng cách sinh sản tế bào.

V. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

- Thực chất sự lớn lên của cơ thể sinh vật là nhờ hai quá trình liên tiếp không thể tách rời nhau, đó là tế bào lớn lên đến một mức độ nhất định thì sinh sản, các tế bào con lớn lên lại sinh sản, cứ như vậy tiếp tục làm tăng số lượng và kích thước của tế bào,...).

- Sự sinh sản của một tế bào để tạo ra 2 tế bào mới được gọi là sự phân bào. Sự phân bào xảy ra ở cả tế bào thực vật và động vật trong suốt đời sống của chúng, đó là cơ sở cho sự sinh trưởng và sự thay thế các tế bào già và tế bào bị tổn thương ở mỗi cơ thể.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Ôn luyện kiến thức đã học

b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS trả lời

c) Sản phẩm: Kết quả của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn, gợi ý HS sơ đồ hoá các kiến thức đã học theo sự sáng tạo của HS.

- GV đặt một số câu hỏi để HS củng cố lại kiến thức:

Câu 1. Tế bào là gì, chức năng của tế bào đối với cơ thể sinh vật? Vì sao nói tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống?

Câu 2. Hãy nêu thành phần chính của tế bào động vật và chức năng của từng thành phần.

Câu 3. Hãy nêu thành phần chính của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần.

Câu 4. Hãy so sánh cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật.

Câu 5. Điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, lần lượt thực hiện vẽ sơ đồ hóa kiến thức và trả lời các câu hỏi.

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức, đánh giá thái độ học tập của HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức sự phân chia của tế bào

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: So sánh chiều cao của mình lúc là HS lớp 1 và hiện tại là HS lớp 6. Từ đó, em hãy giải thích vì sao cơ thể lớn lên được?

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG

a) Mục tiêu:

- Biết được sự đa dạng về kích thước và sự đa dạng của tế bào.

- Biết được chức năng của thành cellulose và tìm hiểu các sản phẩm làm từ cellulose trong tự nhiên.

- Phân biệt được sự phân chia giữa hai loại tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ và trình bày tại lớp nếu còn thời gian, nếu hết giờ thì GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi:

Câu hỏi 1: Sưu tầm thêm thông tin hoặc hình ảnh minh họa sự đa dạng về hình dạng và kích thước của các loại tế bào, Em có biết loại tế bào nào có kích thước lớn nhất không?

Câu hỏi 2: Tế bào hồng cầu hình đĩa, lõm hai mặt và rất mềm dẻo, có thể thay đổi các hình dạng khi đi qua các mao mạch hẹp. Hãy tìm hiểu hình dạng tế bào hồng cầu ở người phù hợp với chức năng của nó như thế nào.

Câu hỏi 3: Thành tế bào thực vật được tạo nên từ một chất rất bền được gọi là cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. Điều này rất quan trọng vì thực vật không có bộ xương. Em hãy tìm hiểu các sản phẩm trong cuộc sống làm từ cellulose.

Câu hỏi 4: Em hãy tìm hiểu sự phân chia của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học