Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian
- Dùng thước, cân, đồng hồ chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
- Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện đúng các thao tác, không yêu cầu tìm sai số).
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát các sự vật hiện tượng để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng: thước để đo chiều dài của vật, cân để đo khối lượng của vật, đồng hồ để đo thời gian.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết một số vấn đề nảy sinh, như: giải quyết vấn đề những trường hợp khó đo chiều dài, diện tích người sử dụng điện thoại để đo; đưa ra một số giải pháp khắc phục khi cân vật mà cho số đo chưa chính xác; GQVĐ trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Ước lượng được chiều dài, khối lượng và thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
+ Trình bày và thực hiện được các phép đo chiều dài, khối lượng và thời gian.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ, trung thực và trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: tranh ảnh, các loại thước đo, cân đồng hồ, cân lò xo, cốc nước, nhiệt kế y tế, giáo án, sgk, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, tranh ảnh, dụng cụ GV yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, bước đầu khơi gợi cho HS nội dung bài học mới.
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ về một số hiện tượng mà chúng ta dễ dàng nhận biết được nó?
- HS lắng nghe câu hỏi, đưa ra câu trả lời: sấm sét, mưa đá, lũ quét, bão, động đất, sóng thần, nguyệt thực, nhật thực,...
- GV nhận xét, dẫn dắt vào nội dung bài học mới:
Có rất nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. Ví dụ: mưa, nắng... là những hiện tượng thiên nhiên, tên lửa rời bệ phóng, đoàn tàu chạy trên đệm từ,...là những hiện tượng do con người tạo ra.
Chúng ta có thể cảm nhận được các hiện tượng xung quanh bằng các giác quan của mình, nhưng khi sử dụng giác quan của mình để cảm nhận về kích thước (dài, ngắn) của vật hay sự nặng nhẹ của vật này so với vật khác thì không phải lúc nào cũng chính xác. Vậy thì để chính xác chúng ta cần thực hiện các phép đo. Chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cảm nhận hiện tượng
a) Mục tiêu:
+ Quan sát, minh chứng được sự cảm nhận sai của hiện tượng
+ Rút ra kết luận về cảm nhận sai của giác quan và khắc phục bằng cách đo
+ Lấy được ví dụ về sự cảm nhận sai của giác quan.
b) Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tìm hiểu dụng cụ đo trong môn KHTN.
c) Sản phẩm: HS phân biệt dụng cụ để đo chiều dài, khối lượng, thời gian.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát hình 3.1 và 3.2 sgk và trả lời câu hỏi: + Nhìn vào hình 3.1, liệu em có thể khẳng định được hình tròn màu đỏ ở hình a) và hình b) to bằng nhau không? + Dựa vào hình 3.2 hãy sắp xếp các đoạn thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a và 3.2b theo thứ tự từ ngắn đến dài và kiểm tra kết quả. - GV yêu cầu HS: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ các giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện trả lời câu hỏi và kiểm chứng. - HS suy nghĩ một số minh chứng con người có thể cảm nhận sai hiện tượng đang xảy ra nếu chỉ dựa vào cảm giác. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV mời mỗi HS trả lời từng câu hỏi. - GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức cần ghi nhớ, chuyển sang nội dung mới. |
I. Sự cảm nhận hiện tượng - Đôi khi, giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát. - Để có thể đánh giá về hiện tượng một cách khách quan, không bị phụ thuộc vào cảm giác chủ quan thì người ta thực hiện các phép đo. - Cách lấy ví dụ: Chuẩn bị sẵn một cốc nước và ống hút bằng nhựa. Trải nghiệm hiện tượng nhìn thấy hình ảnh ống hút bị gấp khúc. => cảm nhận ống hút bị gãy nhưng thực tế thì không phải. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị và cách đo chiều dài
a) Mục tiêu:
- HS nêu ra một số đơn vị đo chiều dài và cách sử dụng dụng cụ đo chiều dài.
- HS hiểu được vai trò của ước lượng và biết cách sử dụng thước đo chiều dài vật.
b) Nội dung:
+ HS thảo luận, trả lời câu hỏi, tìm hiểu đơn vị đo.
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách ước lượng và đo chiều dài.
+ HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
c) Sản phẩm:
+ HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo chiều dài.
+ HS biết cách đo chiều dài.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đã phân công, trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy kể một số đơn vị đo chiều dài mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống? + Em hãy xác định GHĐ và ĐCNN trên thước mà em đang có? + Em hãy quan sát hình 3.4 sgk và thảo luận cách đo chiều dài nào đúng? + Khi đặt mắt nhìn như hình 3.6a hoặc 3.6b thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả đo? - Em hãy ước lượng và đo chiều dài ngón tay, chiều cao chiếc ghế, khách cách vị trí của em đến lớp). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV mời HS đại diện các nhóm trả lời từng câu hỏi. - GV mời bạn nhóm khác đóng góp ý kiến, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức - GV dẫn dắt để HS lập được bảng đơn vị đo chiều dài như bảng 3.1sgk. - GV nhận xét, đánh giá chốt các bước cần thực hiện để đo chiều dài của vật. |
II. Đo chiều dài 1. Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài - Đơn vị đo chiều dài là mét, kí hiệu là m. - Một số đơn vị đo chiều dài khác:
+ Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước. + Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 2. Cách đo chiều dài - Khi đo chiều dài bằng thước, cần: + ước lượng độ dài cần đo để chọn được thước đo phù hợp + Đặt thước và mắt nhìn đúng cách + Đọc và ghi kết quả đúng quy định. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu đơn vị và cách đo khối lượng
a) Mục tiêu:
+ HS nêu ra một số đơn vị đo khối lượng
+ HS hiểu được vai trò của ước lượng và biết cách sử dụng cân đo khối lượng vật.
b) Nội dung:
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị, cách ước lượng và đo khối lượng.
+ HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
c) Sản phẩm:
HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo khối lượng
HS biết cách đo khối lượng
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Em hãy kể một số đơn vị đo khối lượng mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống? + Em hãy lấy ví dụ về các loại cân mà em biết? + Em hãy xác định GHĐ và ĐCNN của cân đồng hồ mà nhóm em đang có? + Em hãy dùng cân đồng hồ cân khối lượng quyển sách KHTN 6 và nêu các bước thực hiện. - Em hãy quan sát hình 3.8 và cho biết vị trí nhìn cân như bạn A, B và bạn C thì kết quả thay đổi như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên trả lời từng câu hỏi. - GV mời HS thuộc nhóm khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức. |
II. Đo khối lượng 1. Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng - Đơn vị đo khối lượng là kg, kí hiệu là kg. - Một số đơn vị đo khối lượng khác:
2. Cách đo khối lượng - Cách đặt mắt: + Bạn B đặt mắt đúng vị trí + Số mà bạn A nhìn thấy bé hơn chỉ số của kim cân. + Số mà bạn C nhìn thấy lớn hơn chỉ số của kim cân. Ghi nhớ: Khi đo khối lượng bằng cân, cần: + ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân phù hợp + Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0 + Đặt vật lên đĩa cân hoặc treo vật lên móc cân. + Đặt mắt nhìn bà ghi kết quả đúng quy định. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị và cách đo thời gian
a) Mục tiêu:
+ HS nêu ra một số đơn vị đo thời gian.
+ HS hiểu được vai trò của ước lượng và biết cách sử dụng đồng hồ đo thời gian.
b) Nội dung:
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị, cách ước lượng và đo thời gian.
+ HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
c) Sản phẩm:
+ HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo thời gian.
+ HS biết cách đo thời gian.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy kể một số đơn vị đo thời gian mà em biết? - GV dùng đồng hồ điện tử hướng dẫn HS cách đo thời gian và giao nhiệm vụ trả lời câu hỏi: + Khi đo thời gian chuyển động của một vật, nếu em bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu chuyển động thì kết quả đo bị ảnh hưởng như thế nào? + Nếu không điều chỉnh về đúng số O trước khi bắt đầu đo thì kết quả đo được tính thế nào? + Em hãy: a. Ước lượng và đo thời gian một nhịp tim của mình. b. Ước lượng và đo thời gian thời gian bạn viết xong dòng chữ “khoa học tự nhiên 6”. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên trả lời từng câu hỏi. - GV mời HS thuộc nhóm khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức |
III. Đo thời gian 1. Tìm hiểu về đơn vị đo thời gian - Đơn vị đo thời gian là giây, kí hiệu là s. - Một số đơn vị đo thời gian khác:
2. Cách đo thời gian - Nếu em bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu chuyển động thì kết quả đo không còn chính xác. Nếu vậy cần phải trừ đi hoặc cộng thêm khoảng thời gian từ lúc bấm đến số 0 của đồng hồ. - Nếu không điều chỉnh về đúng số 0 như hình 3.9 skg trước khi bắt đầu đo thì kết quả đo phải trừ đi số chỉ này. Ghi nhớ: Khi đo thời gian bằng đồng hồ bấm giấy, cần: + Chọn chức năng phù hợp + Điều chỉnh để đồng hồ chỉ số 0 + Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu và kết thúc đo. + Đặt mắt nhìn, đọc và ghi kết quả đúng quy định. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố khắc sâu kiến thức bài học và phát triển kĩ năng
b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, HS ghi nhớ lại kiến thức, thảo luận đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em hãy nêu đơn vị đo và dụng cụ đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian?
Câu 2: Em hãy trình bày cách đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận, đưa ra câu trả lời.
- GV gọi một số HS đứng dậy trình bày kết quả, nhận xét và chuẩn đáp án.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức, kĩ năng trong bài học
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện.
c) Sản phẩm: Kết quả báo cáo của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu:
+ Nhóm 1: Sử dụng thước dây đo chiều dài, chiều rộng của lớp học, đo chiều cao của bàn học sinh và ghi kết quả.
+ Nhóm 2: Dùng cân đo khối lượng hộp phấn, quyển sách giáo khoa, chiếc cặp sách và ghi kết quả.
+ Nhóm 3: Dùng đồng hồ bấm giờ đo thời gian đi 10 bước chân, thời gian uống xong một ngụm nước, thời gian viết xong dòng chữ “ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN”.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành đo và ghi kết quả hoàn thành.
- GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của HS, chốt lại kiến thức bài học.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
a) Mục tiêu: Mở rộng thêm kiến thức cho học sinh về đơn vị chiều dài, cân Kíp - bơn.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà.
c) Sản phẩm: Kết quả báo cáo của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao câu hỏi cho các nhóm:
Câu hỏi 1: Ngoài các đơn vị đo chiều dài đã học, ở một số nước trên thế giới còn sử dụng các đơn vị đo độ dài nào?
Câu hỏi 2: Em hãy tìm hiểu về cân Kíp - bơn.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Bài 4: Đo nhiệt độ
- Bài 5: Sự đa dạng của chất
- Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất
- Bài 7: Oxygen và không khí
- Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)