Công thức tính lôgarit của một tích, một thương, một lũy thừa lớp 11 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính lôgarit của một tích, một thương, một lũy thừa trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính lôgarit của một tích, một thương, một lũy thừa từ đó học tốt môn Toán.

1. Công thức

Giả sử a là số thực dương khác 1, M, N là các số thực dương, α là số thực tùy ý. Ta có:

+) loga(MN) = logaM + logaN.      (lôgarit của một tích)

+) logaMN=logaMlogaN .           (lôgarit của một thương)

+) logaMα = α logaM.                   (lôgarit của một lũy thừa)

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) log24 + log232.

b) log327 – log39.

c) 3log525.

Hướng dẫn giải:

a) log24 + log28 = log2(4 ⋅ 8) = log232 = log225 = 5.

b) log327log39=log3279=log33=1.

c) 3log525 = 3log552 = 3 ⋅ 2 = 6.

Ví dụ 2. Rút gọn biểu thức A = log3(x2 – 1) – log3(x – 1) – log3(x + 1) với x > 1.

Hướng dẫn giải:

Với x > 1, ta có:

A = log3(x2 – 1) – log3(x – 1) – log3(x + 1)

A = log3[(x – 1)(x + 1)] – log3(x – 1) –  log3(x + 1)

A = log3(x – 1) + log3(x + 1) – log3(x – 1) – log3(x + 1)

A = 0.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Tính:

a) log48 + log432.

b) log139log133.

c) 20log66.

Bài 2. Tính:

a) log432+3log42log416.

b) log1232+log264log222.

Bài 3. Rút gọn biểu thức A=log35+log36log310.

Bài 4. Tính B2024, biết B=log128+log24+log22.

Bài 5. Cho A=log981log327 và B=log48log42log44. Tính A ⋅ B.

Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học