Công thức tính đạo hàm bằng định nghĩa lớp 11 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính đạo hàm bằng định nghĩa trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính đạo hàm bằng định nghĩa từ đó học tốt môn Toán.

1. Công thức 

Định nghĩa: Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b) và điểm x0 ∈ (a; b). Nếu tồn tại, giới hạn (hữu hạn) limxx0fxfx0xx0 thì giới hạn đó được gọi là đạo hàm của f(x) tại điểm x0, kí hiệu là f’(x0) hoặc y’(x0).

– Quy tắc tính đạo hàm của hàm số tại một điểm bằng định nghĩa:

Bước 1. Tính f(x) – f(x0)

Bước 2. Lập và rút gọn tỉ số fxfx0xx0 với x ∈ (a; b), x ≠ x0.

Bước 3. Tìm giới hạn limxx0fxfx0xx0

Phương trình tiếp tuyến:

Nếu hàm số y = f(x) có đạo hàm tại điểm x0 thì phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm P(x0; y0) là y – y0 = f’(x0)(x – x0), trong đó y0 = f(x0).

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho hàm số f(x): y = x2 + 3x – 2. Tính đạo hàm bằng định nghĩa của hàm số tại điểm x = 1.

Hướng dẫn giải:

Hàm số f(x): y = x2 + 3x – 2.

Ta có:

f(x) – f(1) = x2 + 3x – 2 – (12 – 3.1 – 2)

= x2 + 3x – 4 = x2 + 4x – x – 4 = (x – 1)(x + 4).

Với x ≠ 1, fxf1x1=x1x+4x1=x+4.

Tính giới hạn: limx1fxf1x1=limx1x+4=5

Vậy f’(1) = 5.

Ví dụ 2. Cho hàm số y = x3 + 1.

a) Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại hoành độ x0 = – 1;

b) Tìm tọa độ điểm M, biết rằng tiếp tuyến của hàm số song song với đường thẳng có phương trình y = 27x + 5.

Hướng dẫn giải:

a) Đặt y = f(x) = x3 + 1.

Ta có:

f(x) – f(1) = x3 + 1 – [(–1)3 + 1] = x3 + 1 = (x + 1)(x2 – x + 1).

Với x ≠ –1, fxf1x+1=x+1x2x+1x+1=x2x+1.

Tính giới hạn: limx1fxf1x+1=limx1x2x+1=3.

Do đó f’(–1) = 3.

Với x0 = –1 thì y0 = 0 và y’(–1) = 3. Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại hoành độ x0 = – 1 là:

y – 0 = 3[x – (– 1)] hay y = 3x + 3.

b) Giả sử M(a; a3 + 1) là điểm thuộc đồ thị hàm số y = x3 + 1.

Đặt y = f(x) = x3 + 1.

y'a=limxafxfaxa

Khi đó, limxax3+1a3+1xa=limxax3a3xa

=limxaxax2+ ax + a2xa=limxax2+ ax + a2=3a2. 

Do tiếp tuyến của hàm số song song với đường thẳng có phương trình y = 27x + 5 nên hệ số góc của tiếp tuyến là k = 27.

Suy ra, ta có y’(a) = 27 nên 3a2 = 27 ⇔ a = 3 hoặc a = – 3.

Với a = 3 thì M(3; 28)

Với a = –3 thì M(–3; –26)

Vậy M(3; 28) và M(–3; –26) là tọa độ cần tìm.

3. Bài tập tự luyện 

Bài 1. Tính đạo hàm của các hàm số sau bằng định nghĩa:

a) y=x+x tại điểm x = 1;

b) y=34x4 tại điểm x = 0;

c) y=x+1x1 tại điểm x = 2;              

d) y=x2 tại điểm x = – 1.             

Bài 2. Điện lượng Q truyền trong dây dẫn có hàm số là Q = t2 – 10t – 7200 trong thời gian là t. Hãy tính cường độ tức thời của dòng điện chạy qua với thời gian 90s, biết rằng I(t0) = Q(t0).

Bài 3. Cho hàm số  và fx=x12khi  x0x2         khi  x<0. Tính f’(2).

Bài 4. Cho hàm số y=2x,x0

a) Tính đạo hàm của đồ thị hàm số tại một điểm x0 bất kì, x 0;

b) Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ x0 = – 1;

c) Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có tung độ y0 = 6;

d) Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số biết rằng hệ số góc của tiếp tuyến bằng -18

Bài 5. Một vật rơi tự do theo phương trình st=12gt2, trong đó g9,8m/s2 là gia tốc trọng trường.

a) Tìm vận tốc trung bình của chuyển động trong khoảng thời gian từ t = 5s đến t + ∆t với ∆t = 0,2s.

b) Tìm vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t = 3s;

c) Tìm thời điểm mà vận tốc tức thời của vật tại thời điểm đó là 78,4 (m/s).

Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác: