Công thức về tỉ lệ thức lớp 7 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức về tỉ lệ thức trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức về tỉ lệ thức từ đó học tốt môn Toán.

1. Công thức

a) Tỉ lệ thức

Tỉ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số ab và cd, viết là ab=cd.

Tỉ lệ thức ab=cd còn được viết dưới dạng a : b = c : d.

b) Tính chất của tỉ lệ thức

+ Nếu ab=cd thì ad = bc;

+ Nếu ad = bc (với a, b, c, d ≠ 0) thì ta có các tỉ lệ thức: ab=cd; ac=bd; db=ca và dc=ba.

Từ tỉ lệ thức ab=cd (với a, b, c, d ≠ 0) suy ra: a=bcd; b=adc; c=adb và d=bca.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Các cặp số sau đây có lập thành tỉ lệ thức không?

a) 12 : 10 và 611:511;

b) 0,25 : 1,75 và 4 : 30;

c) 914:67 và 0,75 : 1;

d) 43:206 và 0,75 : 2,25.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có 12 : 10 = 1210=65 và 611:511=611.115=65.

Do đó 12 : 10 = 611:511.

Vậy cặp số đã cho có thể lập thành tỉ lệ thức là 12 : 10 = 611:511.

b) Ta có 0,25 : 1,75 = 14:74=14.47=17 và 4 : 30 = 430=215.

17215 nên 0,25 : 1,75 ≠4 : 30.

Do đó cặp số 0,25 : 1,75 và 4 : 30 không lập thành tỉ lệ thức.

c) Ta có 914:67=914.76=34 và 0,75 : 1 = 34:1=34.

Do đó 914:67 = 0,75 : 1.

Vậy cặp số đã cho có thể lập thành tỉ lệ thức là 914:67 = 0,75 : 1.

d) Ta có 43:206=43.620=25 và 0,75 : 2,25 = 34:94=34.49=13.

2513 nên 43:206 ≠ 0,75 : 2,25.

Do đó cặp số  43:206 và 0,75 : 2,25 không lập thành tỉ lệ thức.

Ví dụ 2. Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể có được từ các đẳng thức sau:

a) 6.12 = 2.36;

b) 0,6.2,4 = 4,8.0,3;

c) 2.5 = 1,6.6,25.

Hướng dẫn giải:

a) Từ đẳng thức 6.12 = 2.36 (cùng bằng 72) ta có thể lập được các tỉ lệ thức sau:

62=3612; 636=212; 122=366; 1236=26.

b) Từ đẳng thức 0,6.2,4 = 4,8.0,3 (cùng bằng 1,44) ta có thể lập được các tỉ lệ thức sau:

0,64,8=0,32,4; 0,60,3=4,82,4; 2,44,8=0,30,6; 2,40,3=4,80,6.

c) Từ đẳng thức 2.5 = 1,6.6,25 (cùng bằng 10) ta có thể lập được các tỉ lệ thức sau:

21,6=6,255; 26,25=1,65; 51,6=6,252; 56,25=1,62.

Ví dụ 3. Tìm x trong các tỉ lệ thức sau:

a) x3=159;

b) 10x=357;

c) x5=364.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có x3=159

Ta suy ra x = 15.39 = 5.

Vậy x = 5.

b) Ta có 10x=357

Ta suy ra x = 10.735 = 2.

Vậy x = 2.

c) Ta có x5=364

Ta suy ra x =  5.364 = –45.

Vậy x = –45.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Thay tỉ số sau đây bằng tỉ số giữa các số nguyên:

a) 2532:518;

b) 2,8 : 4,52;

c) 53:621;

d) 2743:7,2;

e) 5,8:15.

Bài 2. Các cặp số sau đây có lập thành tỉ lệ thức không?

a) 27 : 15 và 913:513;

b) 0,6 : (–0,9) và (–21) : 42;

c) 32:127 và –2,8 : 3,2;

d) 134:5127 và 3,1 : 522.

Bài 3. Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể có được từ các đẳng thức sau:

a) 5.35 = 7.25;

b)  –1,15.28 = 2.(–16,1);

c) 5.3 = 2.7,5;

d) –6.(–8) = –2.(–24).

Bài 4. Tìm các tỉ số bằng nhau trong các tỉ số sau và lập tỉ lệ thức tương ứng:

a) 5 : 30; 0,25 : 1,5 và 56:152;

b) 26 : 39; 0,8 : 1,5 và 73:72;

c) 25 : 50; 1,5 : 2,1 và 53:73;

d) 4,2 : 30; 5,5 : 2 và 72:25.

Bài 5. Tìm x trong các tỉ lệ thức sau:

a) x2=236;

b) 3x=612;

c) x16=632;

d) x5=5410.

Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học