Tính chất hóa học của Crom (II) hiđroxit Cr(OH)2 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Bài viết về tính chất hóa học của Crom (II) hiđroxit Cr(OH)2 gồm đầy đủ thông tin cơ bản về Cr(OH)2 trong bảng tuần hoàn, tính chất hóa học, tính chất vật lí, cách điều chế và ứng dụng.

- Định nghĩa: Crom (II) hiđroxit là hợp chất hóa học có công thức Cr(OH)2 được tạo bởi cation Cr2+ và nhóm OH-.

- Công thức phân tử: Cr(OH)2

- Công thức cấu tạo: HO – Cr - OH.

- Tính chất vật lí: Cr(OH)2 là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước.

- Nhận biết: Đem hòa tan vào dung dịch HCl, thấy chất rắn tan dần cho dung dịch có màu xanh.

Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O

- Mang tính chất của bazơ và có tính khử.

1. Tính bazơ:

Tác dụng với axit

Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O

Bị phân hủy bởi nhiệt

Cr(OH)2 -to→ CrO + H2O (nung không có không khí)

2. Tính khử:

Dễ dàng bị oxi hóa bới các chất oxi hóa cho hợp chất Cr3+

Tác dụng với oxi:

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3 (để ngoài không khí)

Tác dụng với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc nóng

Cr(OH)2 + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO2 + 3H2O

- Cho dung dịch crom (II) clorua tác dụng với dung dịch bazo trong môi trường không có không khí

CrCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cr(OH)2 (không có không khí)

Xem thêm tính chất hóa học của các chất khác:

tinh-chat-cua-crom-cr-va-hop-chat-cua-crom.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác