Công thức chuyển động ném ngang lớp 10 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức chuyển động ném ngang lớp 10 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức vật chuyển động ném ngang từ đó học tốt môn Vật Lí 10.

1. Công thức

Vật được ném ngang từ độ cao h

Thời gian ném của vật đến khi chạm đất: t=2hg

Vận tốc chạm đất của vật là: v=vx2+vy2=v02+gt2

Tầm xa của vật: L=v02Hg(với v0 là vận tốc ném ban đầu theo phương ngang)

Mở rộng: đối với bài toán vật ném xiên

Tầm cao: H=v02sin2α2.g

Tầm xa: L=v02sin22αg

2. Ví dụ

Ví dụ 1. Một vật được ném theo phương nằm ngang từ độ cao 4,9 m có tầm xa trên mặt đất L = 5 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính vận tốc ban đầu.

A. 5 m/s.

B. 4,5 m/s.

C. 9,8 m/s.

D. 4,9 m/s.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là A

Tầm xa: L=v02hgv0=Lg2h=59,82.4,9=5m/s

Ví dụ 2. Một máy bay đang bay theo phương nằm ngang ở độ cao 100 m với vận tốc 720 km/h. Muốn thả một vật trúng mục tiêu trên mặt đất thì phải thả khi máy bay còn cách mục tiêu theo phương nằm ngang là bao nhiêu mét?

A. 700 m.

B. 903 m.

C. 628 m.

D. 386 m

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là B

Đổi: 720 km/h = 200 m/s

Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì:

L=v0t=vo2hg=2002.1009,8903,5m

Thực tế, do có sức cản của không khí nên L có giá trị nhỏ hơn 903,5 m.

Ví dụ 3. Một vật được ném xiên từ mặt đất với vận tốc ban đầu có độ lớn v0 = 50 m/s. Khi lên tới điểm cao nhất, vận tốc của vật có độ lớn là 40 m/s. Bỏ qua sức cản củakhông khí, lấy g = 10 m/s2. Xác định tầm cao của chuyển động ném xiên

A. 45 m.

B. 35 m.

C. 55 m.

D. 25 m.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là A

Tại điểm cao nhất thì vận tốc theo phương thẳng đứng vy = 0, suy ra vx = 40 m/s.

vx=vocosαcosα=vxvo=4050α36,87o

Tầm cao: H=v02sin2α2g=45m

Ví dụ 4. Một diễn viên biểu diễn mô tô bay đang phóng xe trên mặt dốc nằm nghiêng 30° để bay qua các ô tô như trong Hình 12.3. Biết vận tốc của xe mô tô khi rời khỏi đỉnh dốc là 14 m/s. Chiều cao của ô tô bằng chiều cao của dốc, chiều dài của ô tô là 3,2 m. Lấy g = 10 m/s2.

Công thức chuyển động ném ngang lớp 10 (hay, chi tiết)

Mô tô có thể bay qua được nhiều nhất là bao nhiêu ô tô?

A. 1.

B. 3.

C. 5.

D. 7.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là C

Tầm xa của mô tô bay tính từ vị trí xe rời đỉnh dốc:

L=v02sin2αg=142sin2.30o1016,97m

Vậy mô tô có thể bay qua nhiều nhất 5 xe ô tô (vì mỗi xe ô tô dài 3,2 m).

3. Bài tập

Sử dụng dữ kiện sau để trả lời bài 1, 2, 3

Một viên đạn được bắn theo phương nằm ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 45,0 m so với mặt đất. Vận tốc của viên đạn khi vừa ra khỏi nòng súng có độ lớn là 250 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.

Bài 1. Sau bao lâu thì viên đạn chạm đất?

A. 30,3 s.

B. 0,303 s.

C. 3,03 s.

D. 303 s.

Đáp án đúng là C

Bài 2. Viên đạn rơi xuống đất cách điểm bắn theo phương nằm ngang bao nhiêu mét?

A. 75,75 m.

B. 757,5 m.

C. 7575 m.

D. 7,575 m.

Đáp án đúng là B

Bài 3. Ngay trước khi chạm đất, vận tốc của viên đạn có độ lớn bằng bao nhiêu?

A. 252 m/s.

B. 25,2 m/s.

C. 2,52 m/s.

D. 2520 m/s.

Đáp án đúng là A

Bài 4. Một hòn đá được ném từ đỉnh của một vách đá thẳng đứng, cao 45 m so với mặt đất, với vận tốc ban đầu có độ lớn 15 m/s theo phương ngang (hình 1.10). Mất bao lâu để hòn đá đến mặt đất? Nó cách chân vách đá bao xa khi chạm đất?

Công thức chuyển động ném ngang lớp 10 (hay, chi tiết)

A. 55,55 m.

B. 25,25 m.

C. 30,30 m.

D. 45,45 m.

Đáp án đúng là D

Bài 5. Từ mặt đất, một quả bóng được đá đi với vận tốc 15 m/s hợp với phương ngang góc 300 (hình 1.11). Nó chạm đất cách điểm được đá bao xa?

Công thức chuyển động ném ngang lớp 10 (hay, chi tiết)

A. 19,8 m.

B. 9,8 m.

C. 21,5 m.

D. 15,6 m.

Đáp án đúng là A

Xem thêm các bài viết về công thức Vật Lí 10 sách mới hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học