Công thức tính lực đẩy Archimedes lớp 10 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính lực đẩy Archimedes lớp 10 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét từ đó học tốt môn Vật Lí 10.

1. Công thức

FA=ρ.g.V

Trong đó:

ρ: khối lượng riêng của chất lỏng

g: gia tốc trọng trường tại nơi xét

V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

2. Ví dụ

Ví dụ 1: Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước có giá trị là

A. 25 N.

B. 20 N.

C. 19,6 N.

D. 19 600 N.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt có độ lớn bằng lực đẩy Archimedes

FA=DgV=1000.9,8.2.103=19,6 N

Ví dụ 2: Một vật có trọng lượng riêng 22 000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30 N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Lấy trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.

A. 50 N.

B. 55 N.

C. 45 N.

D. 60 N.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là B

Khi nhúng vật vào trong nước thì vật chịu thêm lực đẩy Archimedes nên số chỉ của lực kế giảm xuống. Số chỉ của lực kế khi để ngoài không khí chính là trọng lượng của vật.

Khi vật cân bằng trong nước:

PFA=FPdndvP=F

Do đó, ta có: P=F1dndv=3011000022000=55N

3. Bài tập

Bài 1: Một vật làm bằng sắt và một vật làm bằng hợp kim có cùng khối lượng được nhúng vào cùng một chất lỏng. Hỏi lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật nào lớn hơn và lập tỉ số giữa hai lực đẩy Archimedes này? Biết khối lượng riêng của sắt và hợp kim lần lượt là 7 874 N/m3 và 6 750 N/m3.

A. lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật làm bằng hợp kim nhỏ hơn lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật làm bằng sắt khoảng 1,17 lần.

B. lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật làm bằng hợp kim bằng lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật làm bằng sắt.

C. lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật làm bằng hợp kim bằng lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật làm bằng sắt khoảng 1,17 lần.

D. không xác định được.

Đáp án đúng là C

Bài 2: Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

A. F = 15N

B. F = 20N

C. F = 25N

D. F = 10N

Đáp án đúng là B

Bài 3: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1 N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

A. 6 lần.

B. 10 lần.

C. 10,5 lần.

D. 8 lần.

Đáp án đúng là C

Bài 4: Một vật có trọng lượng riêng là 22000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30 N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

A. 45 N.

B. 55 N.

C. 60 N.

D. 50 N.

Đáp án đúng là B

Bài 5: Một vật làm bằng nhôm và một vật làm bằng hợp kim có cùng khối lượng và được nhúng vào trong cùng một chất lỏng. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn? Lớn hơn mấy lần? Biết trọng lượng riêng của nhôm và hợp kim lần lượt là 27000 N/m3 và 67500 N/m3.

A. không xác định được.

B. lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên 2 vật bằng nhau.

C. lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật làm bằng nhôm lớn hơn và lớn hơn 2,5 lần.

D. lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật làm bằng nhôm nhỏ hơn và nhỏ hơn 2,5 lần.

Đáp án đúng là C

Xem thêm các bài viết về công thức Vật Lí 10 sách mới hay, chi tiết khác: