Công thức giải nhanh Toán lớp 10 Chương 3 Hình học chi tiết nhất
Việc nhớ chính xác một công thức Toán lớp 10 trong hàng trăm công thức không phải là việc dễ dàng, với mục đích giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhớ Công thức, VietJack biên soạn bản tóm tắt Công thức giải nhanh Toán lớp 10 Chương 3 Hình học chi tiết nhất. Hi vọng loạt bài này sẽ như là cuốn sổ tay công thức giúp bạn học tốt môn Toán lớp 10 hơn.
1. Các dạng phương trình đường thẳng
a) Phương trình tổng quát của đường thẳng
+) Đường thẳng d đi qua điểm M(x0; y0) và nhận vectơ = (a; b) làm VTPT với a2 + b2 ≠ 0 có phương trình là: a(x - x0) + b(y - y0) = 0
Hay ax + by - ax0 - by0 = 0
Đặt -ax0 - by0 = c
Khi đó ta có phương trình tổng quát của đường thẳng d nhận = (a; b) làm VTPT là: ax + by + c = 0 (a2 + b2 ≠ 0).
+) Các dạng đặc biệt của phương trình đường thẳng
- (d): ax + c = 0 (a ≠ 0): (d) song song hoặc trùng với Oy
- (d): by + c = 0 (b ≠ 0): (d) song song hoặc trùng với Ox
- (d): ax + by = 0 (a2 + b2 ≠ 0): (d) đi qua gốc tọa độ
- Phương trình đoạn chắn: = 1 nên (d) đi qua A(a; 0) và B(0; b) (a, b ≠ 0)
b) Phương trình tham số của đường thẳng
Đường thẳng d đi qua điểm M(x0; y0) và nhận = (a1; a2) làm VTCP có phương trình tham số là: (với t là tham số, ≠ 0)
c) Phương trình chính tắc của đường thẳng
Có dạng: (a, b ≠ 0) là đường thẳng đi qua điểm M(x0; y0) và nhận = (a1; a2) làm VTCP.
d) Phương trình đường thẳng đi qua hai điểm
Phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A(xA; yA) và B(xB; yB) có dạng:
+ Nếu thì đường thẳng AB có PT chính tắc là:
+ Nếu xA = xB thì AB: x = xA
+ Nếu yA = yB thì AB: y = yA
e) Phương trình đường thẳng theo hệ số góc
- Đường thẳng d đi qua điêm M(x0; y0) và có hệ số góc là k.
Phương trình đường thẳng d là: y - y0 = k(x - x0)
- Rút gọn phương trình này ta được dạng quen: y = kx + m
với k là hệ số góc và m là tung độ gốc.
2. Vị trí tương đối của hai đường thẳng
Cho hai đường thẳng d1: a1x + b1y + c1 = 0 và d2: a2x + b2x + c2 = 0
+ Cách 1. Áp dụng trong trường hợp a1.b1.c1 # 0
Nếu thì d1 ≡ d2
Nếu thì d1 // d2
Nếu thì d1 cắt d2
+ Cách 2. Giao điểm của hai đường thẳng d1 và d2 (nếu có) là nghiệm của hệ phương trình
- Hệ (I) có một nghiệm (x0; y0). Khi đó d1 cắt d2 tại điểm M0(x0; y0)
- Hệ (I) có vô số nghiệm, khi đó d1 trùng với d2
- Hệ (I) vô nghiệm, khi đó d1 và d2 không có điểm chung, hay d1 song song với d2.
3. Góc giữa hai đường thẳng
Cho hai đường thẳng d1: a1x + b1y + c1 = 0 và d2: a2x + b2x + c2 = 0
Gọi α là góc giữa hai đường thẳng d1 và d2. Kí hiệu α = (d1; d2)
Khi đó ta có: cos α =
4. Phương trình phân giác của góc tạo bởi hai đường thẳng d1 và d2
Cho hai đường thẳng d1: a1x + b1y + c1 = 0 và d2: a2x + b2x + c2 = 0
Phương trình phân giác của góc tạo bởi hai đường thẳng d1 và d2 là
(góc nhọn lấy dấu -, góc tù lấy dấu +)
5. Khoảng cách
+ Khoảng cách từ điểm M(x0; y0) đến đường thẳng (Δ): ax + by + c = 0
d(M, Δ) =
+ Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song d1: ax + by + c1 = 0 và d2: ax + by + c2 = 0 là
d(d1; d2) =
6. Phương trình đường tròn
+ Dạng 1:
Phương trình đường tròn tâm I(a; b), bán kính R có dạng
(x - a)2 + (y - b)2 = R2
+ Dạng 2:
Phương trình có dạng: x2 + y2 - 2ax - 2by + c = 0 với a2 + b2 - c > 0 là phương trình đường tròn tâm I(a, b) và bán kính R = .
7. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn
Phương trình tiếp tuyến tại điểm M(x0; y0) của đường tròn tâm I(a; b) có dạng
(x0 - a)(x - x0) + (y0 - b)(y - y0) = 0
8. Elip
a) Hình dạng của elip
+ F1, F2 là hai tiêu điểm
+ F1F2 = 2c là tiêu của của Elip
+ Trục đối xứng Ox, Oy
+ Tâm đối xứng O
+ Tọa độ các đỉnh A1(–a; 0), A2(a; 0), B1(0; –b), B2(0; b).
+ Độ dài trục lớn A1A2 = 2a. Độ dài trục bé B1B2 = 2b.
+ Tiêu điểm F1(–c; 0), F2(c; 0).
b) Phương trình chính tắc của elip (E) có dạng: = 1 với b2 = a2 - c2
9. Hypebol
a) Phương trình chính tắc của hypebol
Với F1(-c; 0), F2(c; 0)
M(x; y) ∈ (H) ⇔ = 1 với b2 = c2 - a2 là phương trình chính tắc của hypebol.
b) Tính chất
+ Tiêu điểm: Tiêu điểm trái F1(-c; 0), tiêu điểm phải F2(c; 0)
+ Các đỉnh: A1(-a; 0), A2(a; 0)
+ Trục Ox gọi là trục thực, trục Oy gọi là trục ảo của hypebol.
Độ dài trục thực 2a
Độ dài trục ảo 2b
+ Hypebol có hai nhánh:
- Nhánh phải ứng với x ≥ a
- Nhánh trái ứng với x ≤ -a
+ Hypebol có hai đường tiệm cận, có phương trình y =
+ Tâm sai: e = > 1.
10. Parabol
a) Phương trình chính tắc của parabol
Parabol (P) có tiêu điểm F(; 0 ) (với p = d(F; Δ) được gọi là tham số tiêu) và các đường chuẩn là Δ : x = - (p > 0)
M(x; y) ∈ (P) ⇔ y2 = 2px (*)
(*) được gọi phương trình chính tắc của parabol (P).
b) Tính chất
+ Tiêu điểm F(; 0)
+ Phương trình đường chuẩn Δ : x = -
+ Gốc tọa độ O được gọi đỉnh của parabol
+ Ox là trục đối xứng.
Xem thêm tổng hợp công thức môn Toán lớp 10 đầy đủ và chi tiết khác:
Công thức giải nhanh Toán lớp 10 Chương 3 Đại số chi tiết nhất
Công thức giải nhanh Toán lớp 10 Chương 4 Đại số chi tiết nhất
Công thức giải nhanh Toán lớp 10 Chương 5 Đại số chi tiết nhất
Công thức giải nhanh Toán lớp 10 Chương 6 Đại số chi tiết nhất
Công thức giải nhanh Toán lớp 10 Chương 1 Hình học chi tiết nhất
Công thức giải nhanh Toán lớp 10 Chương 2 Hình học chi tiết nhất
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)