Đề cương ôn tập Học kì 2 Vật Lí 10 năm 2024
Với mục đích giúp học sinh có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Vật Lí 10, VietJack biên soạn loạt bài đề cương ôn tập Vật Lí 10 Học kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Đề cương sẽ tóm tắt các nội dung chính, quan trọng cần ôn tập cũng như đưa ra các bài tập chọn lọc, điển hình giúp bạn ôn tập môn Vật Lí 10 hiệu quả.
PHẦN I: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
A. Lý thuyết:
I. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
1. Khái niệm động lượng:
Động lượng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật.
Động lượng là một đại lượng vectơ cùng hướng với vận tốc của vật và đo bằng tích khối lượng và vectơ vận tốc của vật.
Trong đó:
v là vận tốc của vật (m/s)
m là khối lượng của vật (kg)
p là động lượng của vật (kgm/s)
2. Xung lượng của lực
Khi một lực (không đổi) tác dụng lên một vật trong khảng thời gian Δt thì tích .Δt được định nghĩa là xụng lượng của lực trong khoảng thời gian ấy
3. Hệ kín (hệ cô lập)
Một hệ vật được xem là hệ kín khi các vật bên trong hệ chỉ tương tác lẫn nhau và không tương tác với các vật bên ngoài hệ. Điều đó có nghĩa là chỉ có nội lực từng đôi một trực đối và không có ngoại lực tác dụng lên hệ.
4. Các trường hợp được xem là hệ kín:
- Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng 0.
- Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ theo một phương nào đó bằng 0.
- Nội lực rất lớn so với ngoại lực.
5. Định luật bảo toàn động lượng:
Tổng động lượng của một hệ kín luôn được bảo toàn:
là động lượng ban đầu, là động lượng lúc sau.
• Đối với hệ hai vật:
trong đó, tương ứng là động lượng của hai vật lúc trước tương tác,
tương ứng là động lượng của hai vật lúc sau tương tác.
6. Chuyển động bằng phản lực:
Chuyển động theo nguyên tắc: chuyển động của một vật tự tạo ra phản lực bằng cách phóng về một hướng một phần của chính nó, phần còn lại tiến về hướng ngược lại
7. Dạng khác của định luật II Newtơn:
Phát biểu: Độ biến thiên động lượng của vật bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ấy.
=
: Độ biến thiên động lượng của vật.
: Xung của lực tác dụng lên vật.
II. Công và công suất
1. Định nghĩa công cơ học:
Công là đại lượng vô hướng được đo bằng tích số giữa lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển với cosin của góc tạo bởi hướng của lực và hướng dịch chuyển
* Biểu thức: A = Fs cosα = Fs cos
F: lực tác dụng lên vật (N)
S: quãng đường vật dịch chuyển (m)
A: công của lực tác dụng lên vật (J)
α: góc tạo bởi hướng của lực và hướng dịch chuyển
* Đơn vị: Jun(J)
1J = 1Nm, 1KJ = 1000J
2. Tính chất của công cơ học:
- Công cơ học là một đại lượng vô hướng , có thể mang giá trị âm hoặc dương.
- Giá trị của công cơ học phụ thuộc vào hệ quy chiếu
* Chú ý: Công là công của lực tác dụng lên vật
3. Các trường hợp riêng của công:
- α = 0: cosα = 1 : AFmax = F.s
- 0o < α < 90o: cosα > 0; AF > 0: Công phát động
- α = 90o : cosα = 0; AF = 0
- 90o < α < 180o: cosα < 0; AF < 0: Công cản.
4. Công suất:
- Công suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công và được đo bằng thương số giữa công A và thời gian t dùng để thực hiện công ấy
* Biểu thức: P = A/t
Lưu ý: Nếu vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v thì công suất: P = Fv
* Đơn vị: J/s (W)
1kW = 1000W = 103W
1MW = 106 W
1HP = 736 W mã lực)
* Chú ý: kWh là đơn vị của công: 1kWh = 3.600.000 J
III. Động năng và thế năng
1. Động năng:
a. Định nghĩa: Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động.
b. Biểu thức: Wđ =
⇒ động năng của một vật bằng một nửa tích của khối lượng m với bình phương vận tốc v của vật.
c. Tính chất và đơn vị:
a. Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.
b. Động năng có tính tương đối.
c. Wđ > 0
d. Đơn vị động năng : J, kJ.
d. Định lý động năng: Độ biến thiên động năng bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
- Nếu công dương thì động năng tăng.
- Nếu công âm thì động năng giảm.
Biểu thức:
2. Thế năng:
a. Trường hợp vật chịu tác dụng của trọng lực:
Thế năng của một vật dưới tác dụng của trọng lực là năng lượng mà vật có được khi nó ở độ cao h nào đó so với vật chọn làm mốc.
Biểu thức: Wt = mgh
b. Trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi:
Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
c. Định nghĩa thế năng: Thế năng là năng lượng mà hệ vật (một vật) có do tương tác giữa các vật của hệ (các phần của hệ) và phụ thuộc vào vị trí tương đối của các vật (các phần) ấy.
Hai loại thế năng : thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.
IV. Định luật bảo toàn cơ năng
* Cơ năng: là năng lượng cơ học của chuyển động của vật. Ở mỗi trạng thái cơ học, cơ năng của vật chỉ có một giá trị bằng tổng động năng và thế năng tương tác của vật.
W = Wđ + Wt
1. Trường hợp trọng lực:
Trong quá trình chuyển động dưới tác động của trọng lực có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng tổng của chúng tức cơ năng được bảo toàn.
2. Trường hợp lực đàn hồi.
Trong quá trình chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi có sự biến đổi qua lại giữa động năng của vật và thế năng đàn hồi của lò xo nhưng tổng của chúng tức cơ năng của hệ vật_ lò xo là không đổi.
W = Wđ + Wt = hằng số
hay:
3. Định luật bảo toàn cơ năng tổng quát:
Trong hệ kín không có lực ma sát , thì có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng, nhưng tổng của chúng tức cơ năng được bảo toàn.
W = Wđ + Wt = hằng số
• Chú ý: Nếu có lực ma sát, cơ năng của hệ sẽ thay đổi: Độ biến thiên cơ năng của hệ bằng công của lực ma sát
AFms = Δ W = W2 - W1
Trong đó:
AFms là công của lực ma sát (J)
W1, W2 là cơ năng ở trạng thái đầu và cuối của hệ
...................................................................................................................................................................................................................
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)