Công thức tính xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi đơn giản lớp 6 (hay, chi tiết)
Bài viết Công thức tính xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi đơn giản trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi đơn giản từ đó học tốt môn Toán lớp 6.
1. Công thức
Xác suất thực nghiệm của sự kiện A sau n hoạt động vừa thực hiện được tính bằng tỉ số
Chú ý: Những sự kiện không có cơ hội xảy ra có xác suất bằng 0 và những sự kiện chắc chắn xảy ra có xác suất bằng 1.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Một xạ thủ bắn 120 viên đạn vào bia mục tiêu và thấy có 100 viên trúng mục tiêu. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Xạ thủ bắn trúng mục tiêu”.
Hướng dẫn giải
Số lần xạ thủ bắn súng là n = 120, số lần xạ thủ bắn trúng mục tiêu là k = 100.
Do đó, xác suất thực nghiệm của sự kiên “Xạ thủ bắn trúng mục tiêu” là:
Ví dụ 2. Minh gieo một con xúc xắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được như sau:
Số chấm xuất hiện |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Số lần |
15 |
20 |
18 |
22 |
10 |
15 |
Tính xác xuất thực nghiệm:
a) Xuất hiện số chấm là số lẻ.
b) Xuất hiện số chấm là số nhỏ hơn 5.
Hướng dẫn giải:
a) Số chấm là số lẻ gồm có 1, 3 và 5.
Số lần xuất hiện chấm 1, 3 và 5 tương ứng là 15; 18 và 10.
Số lần được số lẻ là: k = 15 + 18 + 10 = 43.
Do đó, xác suất thực nghiệm của sự kiên “Xuất hiện số chấm là số lẻ” là:
b) Số chấm là số nhỏ hơn 5 gồm có 1, 2, 3 và 4.
Số lần xuất hiện chấm 1, 2, 3 và 4 tương ứng là 15; 20; 18 và 22.
Số lần được số nhỏ hơn 5 là: k = 15 + 20 + 18 + 22 = 75.
Do đó, xác suất thực nghiệm của sự kiên “Xuất hiện số chấm là số nhỏ hơn 5” là:
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Một cửa hàng bán phở buổi sáng, thống kê số lượng khách hàng ăn các loại phở trong bảng sau:
Loại phở |
Bò tái |
Gà |
Móng giò |
Số người ăn |
95 |
85 |
70 |
Tính xác suất thực nghiệm của sự kiên “Khách hàng ăn phở gà”, “Khách hàng ăn phở bò tái”, “Khách hàng ăn phở móng giò”.
Bài 2. Khi đi vào trung tâm thương mại Vincom Center, nhóm bạn gồm Huyền, Giang và Hương có thực hiện gắp gấu bông ở máy đồ chơi. Kết quả thu được như sau:
Người chơi gắp thú |
Số lần gắp |
Số lần gắp được gấu bông |
Huyền |
30 |
8 |
Giang |
40 |
12 |
Hương |
35 |
15 |
a) Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Gắp được gấu bông” của mỗi người chơi.
b) Cả ba bạn đã gắp tổng số bao nhiêu lần? Trong đó có bao nhiêu lần gắp được gấu bông? Hãy tính xác suất thực nghiệm sự kiện “Gắp được gấu bông” dựa trên kết quả tổng hợp của ba bạn.
Bài 3. Hai bạn Dương và Hoàng cùng nhau chơi 10 ván cờ caro thì có 4 lần bạn Dương thắng còn lại bạn Hoàng thắng. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiên “Số lần thắng cờ caro” của mỗi bạn.
Bài 4. Nhóm bạn bốn người: Q, E, T, K cùng nhau tổ chức chơi ném bowling. Mỗi người chơi ném một quả bóng nặng cho chạy trên một đường băng dài, phẳng để làm đổ những con ki. Nếu làm đổ hết 6 con ki thì người chơi thắng cuộc, mỗi người chơi 30 lượt. Kết quả số ván thắng Q, E, T, K tương ứng là 18, 14, 20, 25. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiên “Q thắng”, “E thắng”, “T thắng”, “K thắng”
Bài 5. Một chiếc thùng kín chứa một số quả bóng xanh, đỏ, tím, vàng. Trong một trò chơi, người chơi lấy ngẫu nhiên một quả bóng, ghi lại màu rồi bỏ quả bóng vào thùng. Bạn Bình thực hiện trò chơi và được kết quả như bảng:
Màu |
Số lần |
Xanh |
22 |
Đỏ |
35 |
Tím |
18 |
Vàng |
25 |
a) Bình đã lấy bóng bao nhiêu lần?
b) Tính xác suất thực nghiệm Bình lấy được bóng màu Xanh.
a) Tính xác suất thực nghiệm Bình lấy được bóng Tím hoặc Vàng.
Bài 6. Size giày của tất cả học sinh lớp 6A được ghi ở bảng sau:
Size giày |
32 |
33 |
34 |
35 |
Số học sinh |
8 |
14 |
12 |
6 |
Hãy tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:
a) Học sinh có size giày nhỏ nhất;
b) Học sinh có size giày lớn nhất;
c) Hai size giày có số học sinh mang nhiều nhất.
Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác:
Công thức tìm giá trị phân số, giá trị phần trăm của một số cho trước
Công thức tìm một số biết giá trị của một phân số, giá trị phần trăm của một số cho trước
Công thức tính độ dài đoạn thẳng khi biết một điểm nằm giữa hai điểm
Công thức độ dài liên quan đến trung điểm của một đoạn thẳng
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)