Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 Kết nối tri thức (Lý thuyết + Bài tập)

Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 Kết nối tri thức chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 Kết nối tri thức (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử

Từ phức lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

I. Từ phức là gì?

- Khái niệm:

Từ phức là một khái niệm đề cập đến những từ hoặc cụm từ được tạo thành từ việc kết hợp giữa hai hay nhiều từ đơn. Khi kết hợp lại, những từ này tạo thành một ý nghĩa mới hoặc mở rộng ý nghĩa của từ gốc.

- Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, hạnh phúc,…

II. Đặc điểm và cấu tạo của từ phức

- Là một tổ hợp các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Các tiếng cấu tạo nên từ phức có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa.

+ Mỗi tiếng tách ra đều có nghĩa

Ví dụ: Học tập

+ Mỗi tiếng tách ra đều không có nghĩa rõ ràng

Ví dụ: lác đác

+ Tiếng tách ra có nghĩa, tiếng tách ra không có nghĩa rõ ràng

=> Từ phức do sự kết hợp của các tiếng tạo thành nhưng nghĩa của từ không phụ thuộc vào bất cứ tiếng nào trong từ.

III. Từ phức có mấy loại?

- Phân loại: Từ phức được chia thành 2 loại: từ ghép và từ láy

- Từ phức: Là từ có hai hay nhiều tiếng.

Ví dụ: xe đạp, sách vở,…

- Từ phức được chia thành hai loại: từ ghép và từ láy.

+ Từ ghép: Là từ phức do 2 hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.

Từ ghép có hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

• Từ ghép đẳng lập: các tiếng trong từ ghép có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ); nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

Ví dụ: ông bà, quần áo,…

Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Ví dụ: bà ngoại, hoa hồng,…

+ Từ láy: Là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành.

Từ láy có 2 loại: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: là từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu. Ví dụ: xanh xanh, ào ào,…

Từ láy bộ phận: là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần.

Từ láy phụ âm đầu: là những từ có phần âm lặp lại nhau. Ví dụ: mênh mông, xinh xắn,…

Từ láy vần: là những từ có phần vần lặp lại nhau. Ví dụ: chênh vênh, liêu xiêu,…

IV. Cách phân biệt từ đơn với từ phức

Phân biệt từ đơn và từ phức:

* Cách 1: Dựa theo cấu tạo và số lượng tiếng trong một từ.

Từ đơn

Từ phức

Cấu tạo bởi 1 tiếng

Cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên

Ví dụ: Tôi, đi, đẹp,…

Ví dụ: Ăn uống, ăn năn,…

* Cách 2: Dùng thao tác chêm, xen.

- Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.

Ví dụ:

tung cánhtung đôi cánh

lướt nhanh → lướt rất nhanh

(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi, rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánhlướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)

- Nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợpchặt chẽ, khó tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.

Ví dụ:

chuồn chuồn nước → chuồn chuồn sống ở nước

mặt hồ → mặt của hồ

(Khi ta chêm thêm tiếng sốngcủa vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ, do đó chuồn chuồn nướcmặt hồ là kết hợp 1 từ phức)

* Cách 3: Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.

Ví dụ: bánh dày (tên 1 loại bánh)là kết hợp của 1 từ đơn vì yếu tố dàyđã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ.

* Cách 4: Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đấy là kết hợp của 2 từ đơn.

Ví dụ:

• có xoè ra chứ không có xoè vào

→ xoè ra là 1 từ phức

• ngược với chạy đichạy lại

chạy đi là những kết hợp của 2 từ đơn

* Chú ý:

- Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.

Ví dụ: cánh én (chỉ con chim én), tay người (chỉ con người)

- Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại (từ phức và 2 từ đơn).

V. Cách phân biệt từ ghép với từ láy

* Cách 1: Tách từng từ đơn và đặt câu để kiểm tra đó là từ ghép hay từ láy

Cả hai từ đơn trong từ ghép nếu tách riêng ra sẽ đều có nghĩa. Ngược lại, hai từ đơn trong từ láy nếu tách ra sẽ chỉ có một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa.

+ Ví dụ 1: Từ "hoa lá" là từ ghép, vì khi tách hai từ đơn là hoa và lá thì cả hai khi đứng một mình đều có nghĩa, và có thể đặt câu với cả hai từ đơn này.

+ Ví dụ 2: Từ "thơm tho" là một từ láy vì khi tách hai từ đơn là "thơm" và "tho" thì chỉ duy nhất từ đơn "thơm" có nghĩa. Từ đơn "tho" không có nghĩa khi đi một mình và có tác dụng bổ nghĩa khi đi chung với từ đơn "thơm" .

* Cách 2: Thay đổi vị trí các từ đơn với nhau

Khi thay đổi vị trí của các từ đơn:

Từ ghép: nghĩa của từ vẫn không thay đổi khi đã thay đổi vị trí của các từ đơn.

Từ láy: các từ đơn của từ láy không thể thay đổi trật tự, khi thay đổi trật tự các từ đơn thì sẽ tạo thành từ không có nghĩa (trừ trường hợp từ láy toàn bộ).

+ Ví dụ

Từ "quần áo" là từ ghép vì khi thay đổi vị trí các từ đơn sẽ tạo thành từ "áo quần", nghĩa của từ vẫn không thay đổi.

Từ "xinh xắn" là một từ láy vì khi ta thay đổi vị trí các từ đơn sẽ tạo thành từ "xắn xinh" là một từ không có nghĩa.

Cách 3: Mối liên quan về âm giữa các tiếng trong từ ghép và từ láy

Một sự khác biệt dễ nhận biết giữa từ láy và từ ghép đó là mối liên quan về âm của các từ đơn cấu thành từ.

Từ ghép: Giữa các tiếng tạo thành từ ghép thường không có liên quan về âm.

Từ láy: Các tiếng tạo thành thường có sự giống nhau về âm, có thể giống nhau về phụ âm đầu, phần vần hoặc giống nhau toàn bộ (từ láy toàn bộ).

+ Ví dụ:

Từ ghép: quần áo, mùa vụ,... là các từ ghép vì các tiếng hoàn toàn không có mối quan hệ về âm vần.

Từ láy: các từ láy như từ "lung linh" giống nhau về phụ âm đầu, từ "lẩm bẩm" giống nhau về phần vần, từ "ào ào" có các tiếng giống nhau toàn bộ.

Cách 4: Dựa vào nguồn gốc của từ để xác định từ ghép hay từ láy

Từ láy là nét độc đáo của phương thức láy (láy âm, láy vần, láy toàn bộ). Vì vậy, đó là những từ thuần Việt. Các từ Hán- Việt không phải là từ láy.

Những từ Hán - Việt đều là từ ghép.

Ví dụ: từ "tử tế",ta thấy "tử" là một từ Hán - Việt nên cho dù có láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép.

Cách 5: Từ giả định là từ ghép

Một số từ láy giả định có các từ đơn tạo thành từ đều có nghĩa nên được xếp vào dạng từ ghép thay vì từ láy.

Ví dụ: chùa chiền, gậy gộc,... đều láy phụ âm đầu giống như từ láy, nhưng khi tách các từ đơn để tìm nghĩa thì cả hai từ đơn đều mang nghĩa, nên đó là từ ghép.

Cách 6: Xem xét quy luật hài thanh

- Nếu các từ đơn trong từ phức có thanh điệu không cùng âm vực thì từ phức ấy là từ ghép, còn các từ láy sẽ theo các quy luật hài thanh sau:

+ Âm vực cao gồm các thanh: ngang (không dấu), hỏi, sắc.

+ Âm vực thấp gồm các thanh: huyền, ngã, nặng.

Các từ sau đây là từ ghép vì hai từ đơn của từ không cùng âm vực với nhau:

+ Âm vực cao - thấp: sõng soài, dúi dụi, thớ lợ,...

+ Âm vực thấp - cao: lạng lách, đìu hiu, tạp nham,...

Còn các từ sau là từ láy vì hai từ đơn của từ nằm cùng một âm vực với nhau: bồn chồn, bịn rịn, cuồn cuộn,...

- Nếu hai hoặc nhiều tiếng không có nghĩa, có quan hệ âm vần nhưng tạo thành một từ chỉ sự vật thì từ đó là từ đơn đa âm tiết.

+ “Tivi” là danh từ chỉ sự vật, đây là từ đơn đa âm tiết. Thực chất “tivi” là từ mượn nước ngoài để chỉ một hệ thống điện tử viễn thông.

+ Có thể dựa vào một số đặc điểm hình thức viết đặc trưng như có dấu “-” nối giữa các từ thì từ đó là từ mượn nước ngoài – từ đơn đa âm tiết chứ không phải từ láy.

Ví dụ: rada, bia, kem, cà phê, phim, sô pha, nhạc rốc...

VI. Vai trò của từ phức trong câu

- Bổ sung, mở rộng và làm phong phú ngôn ngữ, giúp chúng ta diễn đạt một ý nghĩa chi tiết và chính xác hơn, góp phần làm tăng tính trực quan và thú vị cho văn bản.

- Góp phần tạo nên sự phong phú và sáng tạo trong ngôn ngữ, giúp diễn đạt những ý tưởng phức tạp một cách rõ ràng và tinh tế.

VII. Bài tập về từ phức (từ ghép, từ láy)

Bài 1. Tìm và giải thích nghĩa với mỗi từ láy có trong các câu sau.

a. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả những trông cứ như những con thuyền du ngoạn.

b. Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào.

Trả lời:

Câu

Từ láy

Nghĩa của từ láy

a.

long lanh

Có ánh sáng phản chiếu trên vật trong suốt, tạo vẻ trong sáng, sinh động.

vất vả

Ở vào tình trạng phải bỏ ra nhiều sức lực hay tâm trí vào một việc gì trong một thời gian dài.

b.

ào ào

Từ mô phỏng tiếng gió thổi mạnh, tiếng nước chảy xiết hay tiếng ồn ở chỗ đông người.

Bài 2. Đặt câu với các từ láy được xác định trong bài 2.

Trả lời:

- Những tia nắng phản chiếu long, lanh trên mặt nước.

- Người nông dân phải rất vất vả mới làm ra được những hạt gạo trắng ngần.

- Tiếng thác đổ ào ào làm khuấy động cả một vùng núi hoang sơ.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 Kết nối tri thức, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

Xem thêm lời giải lớp 6 Kết nối tri thức các môn học:

Đề thi, bài tập, giáo án lớp 6


Đề thi, giáo án các lớp các môn học