Từ đồng âm lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Từ đồng âm lớp 6 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Từ đồng âm là gì?
- Khái niệm: Là những từ giống nhau về âm thanh và chữ viết nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Ví dụ: Từ “đường” là từ đồng âm
+ đường: có nghĩa là chất kết tinh có vị ngọt.
+ đường: có nghĩa là lối đi được tạo ra để nối các nơi.
- Trong câu, mỗi từ thường chỉ được dùng với một nghĩa. Để hiểu đúng nghĩa của từ đó cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó.
- Trong văn chương, người ta hay sử dụng từ đồng âm làm công cụ để thực hiện phép tu từ chơi chữ.
II. Từ đồng âm có mấy loại?
Từ đồng âm được chia thành 4 loại chính:
- Đồng âm từ vựng. Trong đó, tất cả các từ đồng âm đều thuộc cùng một từ loại
- Đồng âm từ vựng – ngữ pháp. Các từ trong nhóm này đồng âm với nhau và chỉ khác nhau về mặt từ loại
- Đồng âm từ với tiếng. Các từ đều đồng âm với nhau. Điểm khác biệt là cấp độ và kích thước ngữ âm của mỗi từ không vượt quá một tiếng.
- Đồng âm với tiếng nước ngoài qua phiên dịch. Các từ đồng âm với nhau khi được phiên âm qua tiếng Việt.
III. Cách sử dụng từ đồng âm
- Cần phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ mà người nói, người viết dẫn đến hiểu lầm. Nên suy luận và phân tích từ đồng âm và xét nhiều ngữ cảnh khác nhau để đưa ra kết luận và hiểu rõ được ý nghĩa của nhiều từ đồng âm đó.
- Tránh sử dụng những từ có nghĩa nước đôi, nghĩa đồng âm để giao tiếp với người lớn tuổi, người lạ.
- Khi sử dụng từ đồng âm thêm các thành phần phụ phía sau để giải thích giúp người đọc, người nghe hiểu rõ ý nghĩa của câu đó.
- Có thể sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt để phân biệt các từ đồng âm hay ngắt dòng, xuống dòng 2 từ đồng âm trong 1 câu đơn hay câu ghép.
- Thường được sử dụng trong cách chơi chữ, tục ngữ, thành ngữ mà ít sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp. Nó thường dùng từ với nghĩa nước đôi.
IV. Tác dụng của từ đồng âm
- Trong văn học, từ đồng âm tạo ra hiệu ứng nghệ thuật nhằm thu hút người đọc/người nghe. Sự chơi chữ và tạo ra các câu nói mang nhiều nghĩa trở thành một phương pháp biểu đạt mang tính sáng tạo cao trong thơ/văn.
- Có thể tạo ra những câu văn đa nghĩa, không chỉ giới hạn trong một ý nghĩa duy nhất. Điều này tạo ra sự bất ngờ và tạo sự hứng thú cho người đọc/người nghe; tạo ra hiệu ứng hài hước, châm biếm và sự thú vị.
V. Phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa
So sánh |
Từ nhiều nghĩa |
Từ đồng âm |
Giống |
Đều có hình thức giống nhau (đọc, viết) |
|
Khác |
Có mối liên hệ nhất định giữa các nghĩa. |
Nghĩa khác xa nhau hoàn toàn, không có mối liên hệ gì với nhau. |
Ví dụ |
“Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” + xuân 1: chỉ một mùa trong năm (mùa xuân). + xuân 2: chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung. |
“Ruồi đậu mâm xôi đậu” + đậu 1: hành động. + đậu 2: danh từ chỉ sự vật. |
VI. Bài tập về từ đồng âm
Bài 1. Tìm các từ đồng âm với những từ sau: bàn bạc, chân chất, đá cầu, cầu thủ.
Trả lời:
Từ đồng âm với các từ đó là: bàn bạc – bàn tiệc; chân chất – chân bàn; đá cầu – cầu nguyện; cầu thủ – giò thủ.
Bài 2.Hãy phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong những ví dụ sau đây:
a) Đậu tương – đất lành chim đậu – thi đậu
b) Bò kéo xe – hai bò gạo – cua bò
Trả lời:
a)
- Đậu tương: Chỉ tên một loại đậu
- Đất lành chim đậu: Chỉ hành động đứng trên mặt đất của loài chim
- Thi đậu: Chỉ việc thi đỗ vào một nguyện vọng mà bản thân mong muốn
b)
- Bò kéo xe: Chỉ con bò
- Hai bò gạo: Chỉ đơn vị đo lường
- Cua bò: Chỉ hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 chọn lọc, hay khác:
- Từ đa nghĩa lớp 6
- Hoán dụ lớp 6
- Nhân hóa lớp 6
- Dấu chấm phẩy lớp 6
- Nghĩa của từ ngữ, cách giải thích nghĩa của từ lớp 6
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)