Từ đa nghĩa lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Từ đa nghĩa lớp 6 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Từ đa nghĩa là gì?

- Khái niệm: Từ đa nghĩa (từ nhiều nghĩa) là những từ ý nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng.

- Ví dụ: từ “đi”

+ Nghĩa gốc của từ “đi” là chỉ sự dịch chuyển bằng 2 chi dưới. (Hôm nay tôi đi siêu thị với em gái).

+ Nghĩa chuyển của từ “đi” là chỉ một người nào đó đã chết. (Bác ấy đã đi chiều qua mà không kịp nói lời trăng trối).

II. Từ đa nghĩa có mấy loại?

Từ đa nghĩa được chia làm 2 loại: nghĩa gốc và nghĩa chuyển

+ Nghĩa gốc là nghĩa có trước.

+ Nghĩa chuyển là các nghĩa được hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc.

III. Cách sử dụng từ đa nghĩa

+ Xem xét câu chuyện xung quanh từ: Đôi khi, câu chuyện xung quanh từ hoặc cụm từ có thể giúp hiểu rõ ý nghĩa của nó.

+ Nghe cách người khác sử dụng từ đó trong câu, có thể cố gắng xác định ý nghĩa dựa trên cách họ sử dụng nó.

+ Sử dụng kiến thức ngôn ngữ và văn hóa: Hiểu biết sâu về ngôn ngữ và văn hóa cũng có thể giúp bạn xác định ý nghĩa cụ thể của từ đa nghĩa.

IV. Tác dụng của từ đa nghĩa

Tác dụng của từ đa nghĩa là:

- Tăng tính đa dạng cho vốn từ vựng trong tiếng Việt.

- Dễ dàng sử dụng thay thế nhiều từ ngữ khác nhau để mô tả một vấn đề, một vật hay một sự việc nào đó, tránh nhàm chán

- Tránh lặp lại một từ được sử dụng nhiều lần trong cùng đoạn văn bản.

- Tăng giá trị nghệ thuật cho văn bản văn học.

V. So sánh từ đồng âm và từ đa nghĩa

* Giống nhau: Đều có hình thức âm thanh giống nhau.

* Khác nhau:

- Từ đa nghĩa:

+ Là một từ nhưng có nhiều nghĩa, nghĩa của những từ này có liên quan với nhau.

Ví dụ: từ “đá” trong (hòn) đá và (nước) đá.

+ Do cơ chế chuyển nghĩa tạo thành gồm: nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

- Từ đồng âm:

+ Là hai hoặc nhiều từ cùng hình thức ngữ âm.

Ví dụ: từ “đá” trong (hòn) đá và đá (bóng)

+ Nghĩa trong hai từ này hoàn toàn khác biệt nhau.

+ Không giải thích được bằng cơ chế chuyển nghĩa.

VI. Bài tập về từ đa nghĩa

Bài 1. Trong các từ gạch chân ở dưới đây, từ nào là từ đồng âm và từ nào là từ nhiều nghĩa:

Vàng:

- Giá vàng trong nước tự nhiên tăng đột biến

- Tấm lòng vàng

- Chiếc lá vàng đã rơi xuống sân trường

Trả lời:

- Giá vàng: Là từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)

- Tấm lòng vàng: Là từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

- Lá vàng: Là từ đồng âm

Bài 2. Đặt 4 câu có chứa từ đa nghĩa “nhà” với 4 nghĩa chuyển sau:

a. Nơi để ở

b. Gia đình

c. Người làm nghề

d. Chỉ vợ hoặc chồng

Trả lời:

a. “Nhà” là nơi để ở: Nhà anh hiện đại quá

b. “Nhà” là gia đình: Nhà tôi có 3 thành viên

c. “Nhà” là người làm nghề: Nhà báo phải xông pha mọi mặt trận để có những bài viết cập nhật tình hình sớm nhất.

d. Chỉ vợ hoặc chồng: Nhà tôi nấu ăn ngon lắm!

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học