Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ lớp 6 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Từ mượn là gì?

- Khái niệm:Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.

- Ví dụ:Ti vi, cà phê,...

II. Từ mượn có mấy loại

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (bao gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt)

Ví dụ:

+ Khán giả: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó: Khán có nghĩa là nhìn, Giả có nghĩa là nghe.

- Ngoài từ mượn tiếng Hán, tiếng Việt còn một bộ phận từ mượn khác như: Từ mượn tiếng Pháp, từ mượn tiếng Nga, từ mượn tiếng Anh.

+ Từ mượn tiếng Pháp: 

Ví dụ: A-xít: có nguồn gốc là từ "acide"

+ Từ mượn tiếng Nga: 

Ví dụ: Từ "Bôn-sê-vích" có nguồn gốc từ "Bolshevik" được sử dụng để chỉ người giàu có.

+ Từ mượn tiếng Anh: 

Ví dụ: Từ "In - tơ - nét" có nguồn gốc từ "internet" chỉ mạng máy tính.

III. Nguyên tắc mượn từ

- Không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện, lạm dụng quá mức làm tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự trong sáng và vẻ đẹp của tiếng Việt. - Khi muốn vay mượn từ nước ngoài cần đảm bảo nguyên tắc sau:

+ Tiếp thu nét đặc sắc, tinh hoa văn hoá của dân tộc khác

+ Sử dụng từ vay mượn nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc, sử dụng từ mượn trên nền tảng truyền thống dân tộc và tạo nét riêng biệt.

IV. Vai trò của từ mượn đối với tiếng Việt

- Bổ sung thêm những từ còn thiếu.

- Tạo ra nhiều lớp nghĩa khác nhau với những từ đã có trong tiếng Việt. Từ mượn thay thế đã tạo cảm giác lịch sự, nhẹ nhàng, trang trọng hơn.

V. Cách viết từ mượn chính xác trong tiếng Việt

-Ghi lại bằng chữ cái La-tinh các từ mượn sao cho càng giống với cách chúng được viết trong ngôn ngữ gốc càng tốt.

Ví dụ: "phét-ti-van" được viết là "festival".

+ Viết bằng chữ quốc ngữ theo đúng cách phát âm trong thực tế của từ mượn. Các âm tiết có thể được viết liền nhau hoặc viết tách rời, có khoảng trắng giữa các âm tiết hoặc nối với nhau bằng các dấu gạch ngang đặt giữa các âm tiết,

Ví dụ như: vali, va li, va-li.

VI. Bài tập về từ mượn

Bài 1. Ghi lại những từ mượn trong các câu dưới đây. Cho biết các từ ấy đợc mượn của ngôn ngữ nào.

a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

Trả lời:

a. Từ mượn ở câu này là: Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sinh lễ. Đây là các từ mượn tiếng Hán.

b. Từ mượn ở câu này là: Gia nhân. Đây là từ mượn tiếng Hán

Bài 2.Kể tên một số từ mượn:

a. Là tên các đơn vị đo lường, ví dụ: mét 

b. Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp, ví dụ: ghi đông

c. Là tên một số đồ vật, ví dụ: ra-đi-ô

Trả lời:

a. Ki-lô-mét, ki-lô-gam, xăng-ti-mét,...

b. Ghi-đông, gác-đờ-bu, pê-đan,...

c. Ra-đi-ô, vi-ô-lông, sa lông, bình tông,...

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học