Ẩn dụ lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Ẩn dụ lớp 6 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Ẩn dụ là gì?

- Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Ví dụ:

Trong câu thơ trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

“Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.

Màu đỏ của hoa lựu được ví như ngọn lửa lập lòe, tạo nên một hình ảnh rất sống động và gợi cảm.

II. Cấu tạo của ẩn dụ

Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép ẩn dụ:

Ẩn dụ lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

III. Ẩn dụ có mấy loại?

- Ẩn dụ có 4 loại:

Kiểu ẩn dụ

Khái niệm

Ví dụ

Ẩn dụ hình thức

Là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.

Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

→ “lửa hồng” chỉ màu đỏ của hoa râm bụt. Màu đỏ được ví với lửa hồng là vì hai sự vật ấy có hình thức tương đồng.

Ẩn dụ cách thức

Là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

→ “ăn quả”, “trồng cây” lần lượt có nét tương đồng về cách thức với sự hưởng thụ thành quả lao động và việc tạo nên thành quả.

Ẩn dụ phẩm chất

Là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

→ “mực, đen” có nét tương đồng về phẩm chất với cái xấu, “đèn, sáng” có nét tương đồng về phẩm chất với cái tốt, cái hay, cái tiến bộ.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Là dùng những từ ngữ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

→ “Tiếng rơi” vốn là âm thanh thường được cảm nhận bằng thính giác (tai). Trong câu thơ lại được diễn tả rơi “mỏng” và “nghiêng”, tức là cảm nhận bằng thị giác (mắt).

IV. Chức năng của ẩn dụ

- Giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn/câu thơ.

- Ẩn dụ giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn.

V. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

 

Ẩn dụ

So sánh

Giống nhau

Đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

Khác nhau

Không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

Thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh. So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

VI. Bài tập về ẩn dụ

Bài tập. Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn dụ không? Phân tích giá trị?

“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

Trả lời:

– Những từ “Kim cương”, “ngôi sao sáng” trong đoạn trích là ẩn dụ để biểu thị những cái quý giá trong nhân phẩm, tính cách con người.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học