Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng lớp 6 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Thành ngữ và nghĩa của thành ngữ là gì?
- Khái niệm: Là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh.
- Ví dụ: khỏe như voi, chậm như rùa,…
- Nghĩa của thành ngữ: Có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…
II. Đặc điểm của thành ngữ
- Tính hình tượng và thường được xây dựng dựa trên các hình ảnh cụ thể.
- Tính hàm súc, khái quát cao; mang ý nghĩa rộng và khái quát hơn, có tính chất biểu trưng và đầy sắc thái biểu cảm.
III. Thành ngữ có mấy loại?
– Dựa vào số lượng thành tố trong ngôn ngữ:
+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ,…
Trong trường hợp này có câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụmtừ C-V: Bạn nối khố, cá cắn câu…
+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá,…
Trong đó các tác giả chia ra các kiểu:
* Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt,…
* Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh
vách đất,…
+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…
Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm,…
– Dựa vào kết cấu ngữ pháp:
+ Câu có kết cấu CN-VN + trạng ngữ hoặc tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…
+ Câu có kết cấu C-V, V-C: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…
IV. Tác dụng của thành ngữ
- Dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.
Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh chỉ sự gian nan, vất vả, khó khăn, nguy hiểm,…
V. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Thành ngữ |
Tục ngữ |
|
Hình thức, ngữ pháp |
Là cụm từ cố định và là một thành phần trong câu. Ví dụ: Bách chiến bách thắng,... |
Thường là một câu hoàn chỉnh (thường là vế thứ 2 trong một cặp lục bát) thể hiện khả năng phán đoán nào đó. Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng,... |
Nội dung, ý nghĩa |
Mang đậm tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và hình tượng bóng bẩy. Vì vậy khả năng biểu đạt rất cao. |
Biểu thị một ý nghĩa trọn vẹn thường là những phán đoán, đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về đời sống hay mang ý nghĩa phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội. |
Vị trí |
Hay được lồng vào lời nói dân gian để tăng tính biểu cảm cao hơn. |
Thường đứng một mình vì nó là câu hoàn chỉnh. |
VI. Bài tập về nghĩa của thành ngữ
Bài 1. Tìm và giải thích nghĩa của từng thành ngữ trong các câu dưới đây:
a. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền có lấn lên.
b. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.
c. Đời ta gương vỡ lại lành,
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.
Trả lời:
Câu |
Thành ngữ |
Nghĩa |
a. |
nhanh như cắt |
Chỉ hành động nhanh và dứt khoát, ví với sự nhanh nhẹn của chim cắt. |
b. |
thay da đổi thịt |
Chỉ sự đổi mới theo hướng tích cực, có ý nghĩa như là sự tái sinh. |
c. |
gương vỡ lại lành |
Chỉ sự hàn gắn, chắp nối lại một sự rạn nứt, đổ vỡ nào đó trong cuộc sống. |
Bài 2. Đặt câu với mỗi thành ngữ cho dưới đây 1 câu: Mặt nặng mày nhẹ, Mặt hoa da phấn, Mặt sắt đen sì.
Trả lời:
- Mày làm việc gì hơi khó một tý là bắt đầy mặt nặng mày nhẹ
- Một người con gái mặt hoa da phấn.
- Anh ta là người mặt sắt đen sì.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 chọn lọc, hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)