Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ lớp 6 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Câu mở rộng thành phần là gì?
- Câu mở rộng thành phần có thành phần chính như chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng. Chủ ngữ (hay bộ phần vị ngữ) của câu có thể là 1 cụm danh từ, một cụm động từ hoặc một cụm tính từ. Trong đó thành phần phụ mở rộng có thể có cấu trúc giống như một câu đơn được gọi là cụm chủ – vị (C-V).
II. Cụm từ là gì?
- Do 2 từ trở lên kết hợp với nhau tạo thành nhưng chưa làm thành câu. Trong đó có 1 từ (danh từ, động từ, tính từ) đóng vai trò làm thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm.
- Các loại cụm từ:
+ Cụm danh từ
Ví dụ: hai cậu bé, bông hoa kia,…
+ Cụm động từ
Ví dụ: đang chơi, lục đống quần áo,…
+ Cụm tính từ
Ví dụ: rất giỏi, hay lắm,…
III. Các cách để mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
+ Biến CN hoặc VN của câu từ một từ thành một cụm từ, có thể là CDT, CĐT, CTT.
+ Biến CN hoặc VN của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.
+ Có thể mở rộng CN hoặc VN, hoặc mở rộng cả CN lẫn VN của câu.
IV. Bài tập về mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
Bài 1. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu dưới đây. Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc cả hai thành phần chính trong các câu ấy.
a. Mưa rơi.
b. Chim chao mình sát mặt nước.
Trả lời:
a. Mưa // rơi.
b. Chim // chao mình sát mặt nước.
Bài 2. Tìm những cụm từ được dùng để mở rộng thành phần chính của câu trong các trường hợp sau và xác định các thành tố (phụ trước, trung tâm, phụ sau) của cụm từ đó. Cho biết tác dụng của các thành phần phụ đó.
a. Hai hàm răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
b. Tôi cũng ngồi lặng lẽ.
Trả lời:
Câu |
Cụm từ |
Chức vụ cú pháp |
Phụ trước |
Trung tâm |
Phụ sau |
Tác dụng của thành phần phụ |
a |
Hai hàm răng đen nhánh |
Chủ ngữ |
Hai |
hàm răng |
đen nhánh |
Cung cấp thông tin về số lượng, màu sắc của hàm răng Dế Mèn. |
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi kiềm máy làm việc |
Vị ngữ |
cũng |
nhai |
ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc |
Cung cấp thông tin về sự tiếp diễn và tính chất của hành động “nhai” của Dế Mèn. |
|
b |
cũng ngồi lặng lẽ |
Vị ngữ |
cũng |
ngồi |
lặng lẽ |
Cung cấp thông tin về sự đồng nhất và tính chất của hành động “ngồi” của nhân vật“tôi”. |
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 chọn lọc, hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)