Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 Cánh diều (Lý thuyết + Bài tập)

Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 Cánh diều chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 Cánh diều (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

So sánh lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

I. So sánh là gì?

- So sánh là phép đối chiếu một sự vật hoặc sự việc, hiện tượng này với một sự vật hoặc sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm mục đích tăng sức gợi hình, gợi cảm cho việc diễn đạt.

- Ví dụ:

Cày đồng vào buổi ban trưa

Mồ hôi rơi thánh thót như mưa ruộng cày.

II. Cấu tạo của so sánh

Phép so sánh gồm có 2 vế gồm:

Vế A: Sự vật được đem ra so sánh

– Phương tiện dùng so sánh: Là những nét tương đồng giữa 2 vế A và B.

– Từ ngữ dùng để so sánh: Các từ ngữ so sánh phổ biến gồm: hơn, như, là…

Vế B: Sự vật dùng so sánh

– Phương diện so sánh và từ so sánh cũng có thể được lược bỏ bớt.

– Vế B có thể sẽ được đảo lên trước A cùng với từ so sánh.

III. So sánh có mấy loại?

Biện pháp tu từ so sánh thường được chia thành 2 loại:

- So sánh ngang bằng

+ Là biện pháp tu từ so sánh có sử dụng các từ so sánh như: như là, là, y như, như, giống như, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu…

+ Ví dụ:

Bao nhiêu tấc đất tấc thì bằng bấy nhiêu

Anh em như thể là tay chân.

Thầy thuốc tựa như mẹ hiền.

- So sánh không ngang bằng

+ Là biện pháp tu từ so sánh có sử dụng các từ ngữ so sánh gồm: chưa bằng, hơn, hơn là, kém, chẳng bằng…

+ Ví dụ:

Một giọt máu đào lớn hơn ao nước lã.

Một trăm gầu tát cũng không bằng một bát nước mưa.

IV. Các phép so sánh thường dùng

1. So sánh sự vật này với sự vật khác.

- Là kiểu so sánh đối chiếu một sự vật này với sự vật khác dựa trên nét tương đồng.

Ví dụ:

– Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.

2. So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.

- Là cách so sánh dựa trên những nét tương đồng về một đặc điểm của sự vật với một phẩm chất của con người để làm nổi bật lên phẩm chất của con người.

Ví dụ:

– Trẻ em như búp trên cành.

3. So sánh âm thanh với âm thanh

- Là kiểu so sánh dựa trên sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh này với đặc điểm của âm thanh kia, có tác dụng làm nổi bật sự vật được so sánh.

Ví dụ:

– Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.

4. So sánh hoạt động với các hoạt động khác.

- Cách so sánh thường được sử dụng với mục đích cường điệu hóa sự vật, hiện tượng, hay được dùng trong ca dao, tục ngữ.

Ví dụ: Con trâu đen chân đi như đập đất

V. Dấu hiệu nhận biết phép so sánh trong câu

Ví dụ: Trời xanh biếc như màu nước biển

- Sự vật được so sánh: Trời xanh

- Từ so sánh: như

- Sự vật được dùng để so sánh: nước biển

=> Cấu tạo của một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh bao gồm: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường sẽ có từ so sánh. Một số từ so sánh là: tựa như, như, giống như,…

VI. Tác dụng của phép so sánh

– Giúp tạo ra được những hình ảnh cụ thể, sinh động, người nghe sẽ dễ hình dung ra sự vật, sự việc được miêu tả.

– Giúp tạo được lối nói hàm súc, người nghe dễ dàng nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.

VII. Bài tập về so sánh

Bài 1. Chọn các đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng về biện pháp tu từ so sánh?

A. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét khác biệt

B. So sánh là biện pháp tu từ phổ biến nhất trong tiếng Việt.

C. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

D. So sánh là biện pháp tu từ giúp cho câu văn, câu thơ ngắn gọn, có đọng, hàm súc.

Câu 2. Tìm câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau.

Mặt trời mới sáng đã như quả cầu lửa và hun đốt thành phố suốt ngày dài. Rét cũng khốn khổ. Suốt cả một mùa đông lạnh, Luận chỉ có độc một bộ vét thay đổi và đã phải đem bán đồ rồi. Đôi giày da duy nhất chống chọi với cái buốt tấy sưng ngón chân thì đã há mồm, rách cạnh. Cái lạnh thấu thịt da hành hạ người nghèo. Nhưng, nóng nôi cũng chẳng sung sướng gì. Ngày nóng bức, đêm oi nồng, lại thêm đàn muỗi hút máu người quấy quả dẳng dai. Quạt điện không có, quạt tay chỉ một lúc đã rã rời. Lắm đêm không ngủ được, trằn trọc, oán giận cả ông Trời, sao ông phung phí năng lượng đến như thế? Sao mọi sự lại có thể vô lí đến như thế được?

A. Mặt trời mới sáng đã như quả cầu lửa và hun đốt thành phố suốt ngày dài.

B. Rét cũng khốn khổ.

C. Cái lạnh thấu thịt da hành hạ người nghèo.

D. Lắm đêm không ngủ được, trằn trọc, oán giận cả ông Trời, sao ông phung phí năng lượng đến như thế

Câu

1

2

Đáp án

C

A

Bài 2. Tìm những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau:

a) Bế cháu ông thủ thỉ:

Cháu khỏe hơn ông nhiều.

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng.

PHẠM CÚC

b) Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

TRẦN ĐĂNG KHOA

Trả lời:

a) Các hình ảnh so sánh:

- Sức cháu được so sánh với sức ông: Cháu khỏe hơn ông nhiều.

- Ông được so sánh với buổi trời chiều vì ông đã già.

- Cháu được so sánh với ngày rạng sáng vì cháu ngày càng lớn và khỏe mạnh.

b) Hình ảnh so sánh:

- Trăng được so sánh với đèn: Trăng khuya sáng hơn đèn.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 Cánh diều, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

Xem thêm lời giải lớp 6 Cánh diều các môn học:

Đề thi, bài tập, giáo án lớp 6


Đề thi, giáo án các lớp các môn học