Trắc nghiệm Tri thức ngữ văn trang 89 lớp 7 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 7 câu hỏi trắc nghiệm Tri thức ngữ văn trang 89 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Lí thuyết về tình cảm, cảm xúc trong thơ, hình ảnh trong thơ, nhịp thơ

Câu 1. Dòng nào sau đây nhận định đúng tình cảm, cảm xúc trong thơ?

A. Tình cảm, cảm xúc trong thơ chính là cội nguồn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ trữ tình

B. Tình cảm, cảm xúc trong thơ chính là sự cảm nhận của người đọc về một tác phẩm văn học

C. Tình cảm, cảm xúc trong thơ chính là sự thể hiện của tác giả đối với người đọc qua tác phẩm văn học

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 2. Nội dung chủ yếu của thơ là gì?

A. Thông điệp mà bài thơ thể hiện

B. Chủ đề mà bài thơ thể hiện

C. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời

D. Đề tài mà bài thơ hướng tới

Câu 3. Người đọc đến với thơ để làm gì?

A. Tìm sự đồng cảm, chia sẻ

B. Cảm nhận như nhà thơ đang nói hộ nỗi lòng mình

C. Cả 2 đáp án trên đều sai

D. Cả 2 đáp án trên đều đúng

Câu 4. Hình ảnh trong thơ là gì?

A. Là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình

B. Là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tư tưởng

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng

D. Cả 2 đáp án trên đều sai

Câu 5. Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đâu?

A. Từ đời sống (con người, thiên nhiên,...) nhưng luôn mang dấu ấn của sự hư cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ. 

B. Từ đời sống (con người, thiên nhiên,...) giữ nguyên được những nét đặc trưng của nó.

C. Là sự sáng tạo những yếu tố không có thật của nhà thơ

D. Bắt nguồn từ đời sống, tình cảm của nhà thơ

Câu 6. Dòng nào sau đây định nghĩa đúng về nhịp thơ?

A. Là phương tiện quan trọng để cấu tạo nội dung đặc thù của văn bản thơ. 

B. Là phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của văn bản thơ. 

C. Là phương tiện quan trọng để tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình. 

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 7. Người đọc có thể nhận biết nhịp thơ qua đâu?

A. Hệ thống những điểm ngắt, ngừng được phân chia trên dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ

B. Theo sự chi phối của nội dung cảm xúc và quy định riêng của từng thể thơ. 

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng

D. Cả 2 đáp án trên đều sai

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác