Trắc nghiệm Tri thức ngữ văn trang 5 lớp 7 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Tri thức ngữ văn trang 5 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Lý thuyết về truyện ngụ ngôn

Câu 1. Dòng nào sau đây định nghĩa đúng về truyện ngụ ngôn?

A. Là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.

B. Là hình thức tự sự cỡ vừa, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.

C. Là hình thức tự sự cỡ lớn, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 2. Truyện ngụ ngôn thường sử dụng lối diễn đạt nào?

A. Mỉa mai, châm biếm

B. Đả kích

C. Nói thẳng vào vấn đề

D. Diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió

Câu 3. Đặc điểm hình thức của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn, được viết bằng văn vần

B. Truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn, được viết bằng văn xuôi hoặc thơ

C. Truyện ngụ ngôn thường có dung lượng lớn, được viết bằng văn vần

D. Truyện ngụ ngôn thường có dung lượng lớn, được viết bằng văn xuôi hoặc thơ

Câu 4. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có gì đặc biệt?

A. Có thể là con người hoặc con vật, đồ vật được ẩn dụ (biết nói năng, có tính cách, tâm lí như con người)

B. Có thể là con người hoặc con vật, đồ vật được hoán dụ (biết nói năng, có tính cách, tâm lí như con người)

C. Có thể là con người hoặc con vật, đồ vật được so sánh (biết nói năng, có tính cách, tâm lí như con người)

D. Có thể là con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hóa (biết nói năng, có tính cách, tâm lí như con người)

Câu 5. Ngôn ngữ của truyện ngụ ngôn như thế nào?

A. Giàu hình ảnh, có thể pha yếu tố hài hước

B. Cô đọng, hàm súc

C. Giàu hình ảnh, giàu chất thơ

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Lý thuyết về tục ngữ

Câu 1. Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?

A. Văn học dân gian.

B. Văn học viết

C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp

D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Câu 2. Dòng nào sau đây định nghĩa đúng về tục ngữ?

A. Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu

B.  Tục ngữ đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”.

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng

D. Cả 2 đáp án trên đều sai

Câu 3. Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao?

A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8).

B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.

C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4. Các câu tục ngữ có đặc điểm nào sau đây?

A. Ngắn gọn, có vần và nhịp điệu

B. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh

C. Cả 2 đáp án đều đúng

D. Cả 2 đáp án đều sai

Câu 5. Ai là tác giả của những câu tục ngữ?

A. Một tác giả cụ thể

B. Dân gian

C. Bộ phận người lao động

D. Bộ phận trí thức

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác