Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 92 lớp 7 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 92 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Lý thuyết về ngữ cảnh

Câu 1. Ngữ cảnh là gì?

A. Là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó

B. Là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó lời nói được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

C. Là hoàn cảnh giao tiếp trong đời sống hàng ngày

D. Là bối cảnh sản sinh ra sản phẩm ngôn ngữ

Câu 2. Nhân tố của ngữ cảnh là?

A. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

B. Văn cảnh

C. Nhân vật giao tiếp

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3. Trong giao tiếp, khi một người nói – một người nghe được gọi là?

A. Song thoại

B. Đối thoại

C. Độc thoại

D. Độc thoại nội tâm

Câu 4.Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Người nói và người nghe đều có “vai” nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội…”

A. Đúng

B. Sai

Câu 5. Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là?

A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị,… ở bên ngoài ngôn ngữ

B. Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,… diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người

C. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó

D. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể

Câu 6. Bối cảnh giao tiếp rộng là?

A. Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc hoạt động,… diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người

B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể

C. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán,, chính trị,… ở bên ngoài ngôn ngữ

D. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó

Câu 7. Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?

A. Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản

B. Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ

C. A và B đúng

D. A và B sai

Lý thuyết về ẩn dụ

Câu 1. Ẩn dụ là gì?

A. Gọi tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó

B. Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

C. Dùng tên gọi của sự vật/ hiện tượng này bằng tên của sự vật/ hiện tượng khác có nét tương đồng

D. Dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó

Câu 2. Có bao nhiêu kiểu ẩn dụ thường gặp?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 3. Ẩn dụ hình thức là?

A. Tương đồng về cách thức

B. Tương đồng về phẩm chất

C. Chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác

D. Tương đồng về hình thức

Câu 4. Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

“Ăn quả nhớ kẻ trông cây”

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ phẩm chất

C. Ẩn dụ cách thức

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 5. Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ phẩm chất

C. Ẩn dụ cách thức

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 6. Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

“Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào”

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ phẩm chất

C. Ẩn dụ cách thức

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 7. Ẩn dụ phẩm chất là gì?

A. Là kiểu ẩn dụ mà người nói hay người viết dựa trên điểm tương đồng của hai sự vật, hiện tượng để tạo hình ảnh ẩn dụ, tuy nhiên trong câu văn, câu thơ lại bị ẩn đi một phần ý nghĩa. 

B. Là hình thức ẩn dụ giúp người nói hay người viết đa dạng hóa cách diễn đạt và diễn đạt một cách có hàm ý về một vấn đề nào đó.

C. Là ẩn dụ dựa trên nét tương đồng về phẩm chất, đặc điểm, đặc tính để thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác. 

D. Là hình thức ẩn dụ miêu tả đặc tính của sự vật, hiện tượng được nhận biết rằng giác quan này nhưng lại dùng từ ngữ cho giác quan khác để cảm nhận sự vật.

Câu 8. Ẩn dụ cách thức là gì?

A. Là kiểu ẩn dụ mà người nói hay người viết dựa trên điểm tương đồng của hai sự vật, hiện tượng để tạo hình ảnh ẩn dụ, tuy nhiên trong câu văn, câu thơ lại bị ẩn đi một phần ý nghĩa. 

B. Là hình thức ẩn dụ giúp người nói hay người viết đa dạng hóa cách diễn đạt và diễn đạt một cách có hàm ý về một vấn đề nào đó.

C. Là ẩn dụ dựa trên nét tương đồng về phẩm chất, đặc điểm, đặc tính để thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác. 

D. Là hình thức ẩn dụ miêu tả đặc tính của sự vật, hiện tượng được nhận biết rằng giác quan này nhưng lại dùng từ ngữ cho giác quan khác để cảm nhận sự vật.

Câu 9. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

A. Là kiểu ẩn dụ mà người nói hay người viết dựa trên điểm tương đồng của hai sự vật, hiện tượng để tạo hình ảnh ẩn dụ, tuy nhiên trong câu văn, câu thơ lại bị ẩn đi một phần ý nghĩa. 

B. Là hình thức ẩn dụ giúp người nói hay người viết đa dạng hóa cách diễn đạt và diễn đạt một cách có hàm ý về một vấn đề nào đó.

C. Là ẩn dụ dựa trên nét tương đồng về phẩm chất, đặc điểm, đặc tính để thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác. 

D. Là hình thức ẩn dụ miêu tả đặc tính của sự vật, hiện tượng được nhận biết rằng giác quan này nhưng lại dùng từ ngữ cho giác quan khác để cảm nhận sự vật.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác