Trắc nghiệm Đồng dao mùa xuân (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 28 câu hỏi trắc nghiệm Đồng dao mùa xuân Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.
Vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Câu 1. Đâu là năm sinh của tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
A. 1942
B. 1943
C. 1944
D. 1945
Câu 2. Địa danh nào là quê quán của tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
A. Quảng Trị
B. Vinh
C. Thừa Thiên – Huế
D. Quang Nam
Câu 3. Thơ Nguyễn Khoa Điềm có gì đặc biệt?
A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết với nhiều suy tư sâu sắc
B. Lối viết trần thuật hóm hỉnh, đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về cuộc đời
C. Nghiêng về triết lí suy tưởng, tập trung vào lối sống thay vì bi kịch hiện thực
D. Giản dị, gần gũi với làng quê đời thường
Câu 4. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ?
A. Quê hương Việt Nam
B. Con người Việt Nam
C. Tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ yêu nước
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5. Chọn những thông tin chính xác về tiểu sử của tác giả Nguyễn Khoa Điềm
A. Thân sinh ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương
B. Ông thân sinh Nguyễn Khoa Điềm là một nhà Nho nghèo
C. Năm 1939, Nguyễn Khoa Điềm bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên
D. Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam
E. Năm 1964, ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân.
F. Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục ở lại miền Nam hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ.
Câu 6. Nguyễn Khoa Điềm trở thành thành viên Hội Nhà văn năm bao nhiêu?
A. 1974
B. 1975
C. 1976
D. 1977
Câu 7.Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Năm 1994, Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin
A. Đúng
B. Sai
Câu 8.Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Năm 1996, ông được bầu làm Tổng Thư Ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V
A. Đúng
B. Sai
Câu 9. Chọn đáp án đúng về phong cách sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm:
A. Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén
B. Hồn thơ luôn hướng đến cái chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc
C. Mang màu sắc trữ tình chính luận
D. Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, thương mến
E. Mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ
Vài nét về văn bản Đồng dao mùa xuân
Câu 1. Bài thơ Đồng dao mùa xuân được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1994
B. 1995
C. 1996
D. 1997
Câu 2. Bài thơ Đồng dao mùa xuân thuộc thể thơ gì?
A. Thất ngôn bát cú
B. Tự do
C. Bốn chữ
D. Lục bát
Câu 3. Bài thơ Đồng dao mùa xuân viết về nội dung gì?
A. Viết về người nông dân của làng quê Việt Nam thời kháng chiến
B. Viết về người lính dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình
C. Viết về cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước của tác giả
D. Thể hiện lòng thành kính, biết ơn của tác giả với lãnh tụ Hồ Chí Minh
Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Đồng dao mùa xuân là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 5. Bố cục bài thơ Đồng dao mùa xuân được chia thành mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Câu 6. Hoàn thành khổ thơ sau:
thả diều bom nổ người lính ngọn lửa yêu
Có một …..
Chưa một lần …..
Cà phê chưa uống
Còn mê …..
…
Một lần …..
Khói đen rừng chiều
Anh thành …..
Bạn bè mang theo
Câu 7. Bài thơ có cách ngắt nhịp gì?
A. Nhịp 2/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 1/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
B. Nhịp 2/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 2/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
C. Nhịp 1/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 1/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
D. Nhịp 1/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 2/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
Câu 8. Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” viết về:
A. Người lính
B. Người mẹ
C. Người cha
D. Người anh
Câu 9. Tên bài thơ “Đồng dao mùa xuân” gợi nhắc đến:
A. Mùa hè hay chính là thanh xuân của con người.
B. Mùa thu hay chính là thanh xuân của con người.
C. Mùa đông hay chính là thanh xuân của con người.
D. Mùa xuân hay chính là thanh xuân của con người.
Phân tích bài thơ Đồng dao mùa xuân
Câu 1. Bài thơ Đồng dao mùa xuân viết về nội dung gì?
A. Viết về cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước của tác giả
B. Thể hiện lòng thành kính, biết ơn của tác giả với lãnh tụ Hồ Chí Minh
C. Viết về người nông dân của làng quê Việt Nam thời kháng chiến
D. Viết về người lính dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình
Câu 2. Bài thơ Đồng dao mùa xuân chủ yếu gieo vần gì?
A. Vần tiếp
B. Vần cách
C. Vần lưng
D. Vần trắc
Câu 3. Tìm các chi tiết khắc họa người lính trong đoạn thơ sau:
Có một người lính
Chưa một lần yêu
Cà phê chưa uống
Còn mê thả diều
…
Ba lô con cóc
Tấm áo màu xanh
Làn da sốt rét
Cái cười hiền lành
...
Anh ngồi rực rỡ
Màu hoa đại ngàn
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non
Câu 4. Hình ảnh người lính hiện lên với các đặc điểm gì?
A. Hồn nhiên, trong sáng
B. Hiền lành, nhân hậu
C. Anh hùng, sống lí tưởng
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5. Đoạn thơ “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo” thể hiện tình cảm của ai dành cho người lính?
A. Những người đồng đội
B. Những người nông dân
C. Những người phụ nữ hậu phương
D. Thanh, thiếu niên Việt Nam
Câu 6. Nội dung khổ 1 của bài thơ là gì?
A. Giới thiệu hình ảnh và xuất thân người lính
B. Thông báo về việc đất nước hòa bình nhưng người lính không về nữa
C. Tái hiện lại những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận
D. Tất cả các ý trên đều sai
Câu 7. Ý nào dưới đây là chi tiết không khắc họa hình ảnh người lính?
A. Hiền lành, giản dị, khắc khổ.
B. Hi sinh anh dũng.
C. Nhập ngũ khi tuổi đời còn rất trẻ và hòa bình không còn trở về.
D. Nóng nảy.
Câu 8. Câu thơ “Anh vẫn một mình/Trường Sơn núi cũ” thể hiện điều gì?
A. Người lính phải làm nhiệm vụ xa một mình.
B. Người lính hi sinh anh dũng tại núi rừng Trường Sơn.
C. Người lính bị bỏ lại khi đang làm nhiệm vụ.
D. Người lính bị lạc đường khi đang làm nhiệm vụ.
Câu 9. Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả
A. Người lính trẻ, đầy nhiệt huyết, đầy tình yêu thương đối với dân tộc
B. Người lính trẻ, dũng cảm, tốt bụng
C. Người lính trẻ, yêu thương mọi người
D. Người lính trẻ, tốt bụng, giúp đỡ nhiều người
Câu 10. Cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội, của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ
A. Là sự hối hận, nuối tiếc
B. Là sự gắn bó đùm bọc lẫn nhau
C. Là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè
D. Là sự sát cánh chiến đấu
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT