Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 41 lớp 7 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 12 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 41 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Lí thuyết về dấu chấm lửng

Câu 1. Dòng nào sau đây không phải là công dụng của dấu chấm lửng?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

Câu 2. Đâu là kí hiệu của dấu chấm lửng?

A. ;

B. ( )

C. “ ”

D. …

Câu 3. Câu nói sau đây của một cô bé được diễn đạt bằng rất nhiều dấu chấm lửng. Em hãy cho biết, tác giả dùng nhiều dấu chấm lửng như vậy nhằm thể hiện điều gì ?

- Không … ngô của con … của con gieo… đấy ạ… Con có bao giờ… dám sang vườn bên nhà đâu ? Con mà sang thì con Vện … cả con Mực nữa… nó cắn xổ ruột con ra còn gì! (Nguyên Hồng)

A. Thể hiện sự sợ sệt, thanh minh

B. Thể hiện sự vô lễ

C. Thể hiện sự vô lễ

D. Thể hiện sự tranh luận

Câu 4. Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì?

Con thấy râu mọc ngược dưới cằm…

A. Tỏ ý ngập ngừng

B. Tỏ ý thông cảm

C. Tỏ ý hài hước

D. Tỏ ý mỉa mai, chua chát

Câu 5. Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết

B. Nó lên sự bí từ của người viết

C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể hết của các thể điệu ca Huế

D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn

Câu 6. Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì?

Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu! (Nam Cao)

A. Tỏ ý bực tức

B. Tỏ ý thông cảm

C. Tỏ ý hài hước

D. Tỏ ý mỉa mai, chua chát

Luyện tập về dấu ngoặc kép

Câu 1. Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2. Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì?

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. B và C đúng

Câu 3. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng không! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

 Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! Ăn”. Người kia “thất văn”!... “Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

A. “Điếu, mày”

B. “Dạ”, “Ừ”

C. “Bẩm, bốc”

D. “bát sách! Ăn”, “thất văn”!... “phỗng”

Câu 5. Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?

A. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”

B. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

C. “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.

D. Chỉ cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp.

Câu 6. Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai?

A. Cái An nhỏ nhẻ nói với chị Liên: “Em thắp đèn lên chị nhé?”

B. Cái dáng “to con” của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên

C. “Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8” là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá

D. Tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác