Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 19 câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.
Ôn tập tổng hợp học kì 2
Câu 1. Có thể rút ra những bài học nào từ "Đẽo cày giữa đường"?
A. Phê phán người không có chính kiến của mình
B. Cần lắng nghe ý kiến và có chọn lọc xem ý kiến nào phù hợp với bản thân
C. Đừng tin vào những gì bạn nghe mà hãy tin vào những gì bạn trải nghiệm
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 2. Chỉ ra thành ngữ trong câu sau:
Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân tử; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.
(An-phông-xơ Đô-đê (Alphonse Daudet), Buổi học cuối cùng)
A. ba chân bốn cẳng
B. cám dỗ tôi
C. quy tắc về phân tử
D. tôi cưỡng lại được
Câu 3. Trong truyện "Con hổ có nghĩa", khi được bác tiều phu cứu sống, con hổ trắng đã tạ ơn bác bằng cách nào?
A. Con hổ chỉ cho bác tiều phu những nơi nhiều củi.
B. Hổ đem dê lợn đến để ngoài cửa nhà bác tiều.
C. Con hổ tặng cho bác tiều phu một thỏi bạc trắng.
D. Con hổ tặng cho bác tiều phu một con nai.
Câu 4. Con cá thiết kình trong "Hai vạn dặm dưới biển" có gì khác thường?
A. là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương.
B. nhỏ hơn, dài khoảng 5 – 7m, với cân nặng từ 3 đến 4 tấn
C. xuất hiện những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của cá thiết kình cũng phụt tắt.
D. có thể sinh sản đến khoảng 40 tuổi.
Câu 5. Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?
A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm
B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt
D. Cả B và C đều đúng
Câu 6. Dấu chấm lửng trong câu văn sau được dùng với dụng ý gì?
"Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là...đỡ tốn hai xu dầu!"
(Nam Cao)
A. Tỏ ý hài hước.
B. Tỏ ý mỉa mai, chua chát.
C. Tỏ ý thông cảm.
D. Tỏ ý bực tức.
Câu 7. Từ nhan đề văn bản "Dấu ấn Hồ Khanh", người đọc biết được nội dung chính của văn bản là gì?
A. sự hình thành Hồ Khanh.
B. sự biến mất của Hồ Khanh.
C. những dấu ấn mà Hồ Khanh tạo nên.
D. sự biến chuyển của thời tiết.
Câu 8. Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn trong "Bản đồ dẫn đường" là gì?
A. lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn.
B. tạo nét riêng cho văn bản.
C. giúp người đọc dễ hình dung câu chuyện.
D. không có tác dụng gì đặc biệt.
Câu 9. Dòng nào sau đây không phải là thuật ngữ khoa học?
A. Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít
B. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
C. Văn học Nga chỉ ngành văn học được viết bằng tiếng Nga hoặc do những người mang quốc tịch Nga viết.
D. Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, có trong sông, hồ, biển,…
Câu 10. Câu thơ "Người đồng mình thương lắm con ơi" (Nói với con - Y Phương) có sử dụng thành phần biệt lập nào?
A. Thành phần gọi - đáp.
B. thành phần tình thái.
C. Thành phần cảm thán.
D. Thành phần phụ chú.
Câu 11. Trong văn bản "Thủy tiên tháng Một", hiện tượng thời tiết hiện nay đang diễn ra cực đoan như thế nào?
A. Ở Việt Nam, thời tiết nóng lên dần, nhiệt độ tăng cao khiến nhiều con sống khô cạn.
B. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng thời tiết biến đổi khiến nhiệt độ lạnh dần, cây cối khó sinh trưởng.
C. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.
D. Ở Bắc cực băng tan nhiều.
Câu 12. Trích dẫn thứ cấp là gì?
A. là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.
B. là hành động đề cập đến một cái gì đó bằng văn bản hoặc lời nói để sao lưu một nguồn thông tin.
C. là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.
D. là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.
Câu 13. Trong văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" người Lô Lô đã chuẩn bị những gì?
A. Gói bánh chưng, gói giò.
B. Thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng và hoàn tất các thủ tục để tiến hành lễ rửa làng.
C. Chơi các trò chơi dân gian.
D. Đi thăm gia đình, hàng xóm, người quen biết.
Câu 14. Vì sao tác giả của văn bản "Bản tin về hoa anh đào" lại cho rằng để viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại”?
A. vì hoa anh đào rất hiếm.
B. vì rất khó để theo dõi quá trình sinh trưởng của hoa anh đào
C. vì với nhiều người, đó là thứ xa xỉ viễn mơ. Nó cũng có thể bị lạc lõng ngay trên trang báo bảo vì nó không phải là thông tin giật gân, thông tin được nhiều người ưa chuộng.
D. vì những người viết không thật sự yêu thích hoa anh đào.
Câu 15. Từ "Ưu" trong "Ưu tú" có nghĩa là gì?
A. truyền đạt, truyền hình, truyền khẩu, truyền kỳ, truyền miệng, truyền thuyết,...
B. tư duy, tâm tư, tương tư, vô tư, tư tưởng,..
C. sắc thái, sắc độ, sắc tố,...
D. ưu điểm, ưu tú, hạng ưu, ưu ái,...
Câu 16. Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập
A. Xã tắc
B. Đất nước
C. Sơn thủy
D. Giang sơn
Câu 17. Trong tác phẩm "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)", người viết tập trung bàn luận về:
A. Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
B. Vai trò của vai "tôi" trong tác phẩm.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 18. Đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là gì?
A. Đưa ra các lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
B. Cung cấp đúng sự thật đối với toàn bộ thông tin, trong văn bản không mang tính chất hư cấu như văn nghị luận, miêu tả, tự sự,…
C. Trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
D. Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
Câu 19. Văn bản "Mon và Mên đang ở đâu?" được trích từ:
A. Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ.
B. Tạp chí điện tử.
C. Báo hoa học trò.
D. Báo Sức khỏe & Đời sống.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội
Trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT