Trắc nghiệm Bản đồ dẫn đường (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 22 câu hỏi trắc nghiệm Bản đồ dẫn đường Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Vài nét về tác giả Đa-ni-en Gốt-li-ép

Câu 1. Đa-ni-en Gốt-li-ép là nhà văn người nước nào?

A. Mỹ

B. Anh

C. Pháp

D. Trung Quốc

Câu 2. Đa-ni-en Gốt-li-ép sinh năm bao nhiêu?

A. 1944

B. 1945

C. 1946

D. 1947

Câu 3. Đa-ni-en Gốt-li-ép đã viết nhiều cuốn sách đúc kết bao nhiêu kinh nghiệm nghiên cứu và tư vấn tâm lí?

A. 20

B. 30

C. 40

D. 50

Câu 4. Đâu không phải sáng tác của Đa-ni-en Gốt-li-ép?

A. Tiếng nói của xung đột

B. Những bức thư gửi cháu Sam

C. Tiếng nói trong gia đình

D. Đường vào trung tâm vũ trụ

Vài nét về văn bản Bản đồ dẫn đường

Câu 1. Văn bản Bản đồ dẫn đường do ai sáng tác?

A. En-đi Uya

B. Hê-minh-uê

C. Đa-ni-en Gôt-li-ép

D. Giuyn Véc-nơ

Câu 2. Văn bản được trích từ tác phẩm nào?

A. Tiếng nói của xung đột

B. Những bức thư gửi cháu Sam

C. Tiếng nói trong gia đình

D. Học từ trái tim

Câu 3. Văn bản là lời của ai nói với ai?

A. Của ông nói với cháu

B. Của cha nói với con

C. Của mẹ nói với con

D. Của bà nói với con

Câu 4. Văn bản thuộc thể loại gì?

A. Báo chí

B. Thơ

C. Tiểu thuyết

D. Thư từ

Câu 5. Theo người ông trong văn bản, “tấm bản đồ dẫn đường” là gì?

A. Là tấm bản đồ dẫn tới mọi ngóc ngách trong thành phố

B. Là cách đánh giá con người

C. Là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Theo người ông, một tấm bản đồ có thể làm gì?

A. Cảnh báo

B. Hướng dẫn

C. Cả A và B sai

D. Cả A và B đúng

Câu 7. Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đường đời của con người là gì?

A. Quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình

B. Hướng dẫn tới mọi ngóc ngách trong thành phố

C. Hướng dẫn cách đánh giá con người

D. Hướng dẫn cách bình phẩm về cuộc sống

Câu 8. Theo người ông, cách duy nhất để tìm một bản đồ khác là gì?

A. Mua ở cửa hàng

B. Sẵn sàng tìm trong bóng tối

C. Học theo người khác

D. Bước ra ánh sáng để tìm con đường của mình

Phân tích văn bản Bản đồ dẫn đường

Câu 1. Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn trong "Bản đồ dẫn đường" là gì?

A. lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn.

B. tạo nét riêng cho văn bản. 

C. giúp người đọc dễ hình dung câu chuyện.

D. không có tác dụng gì đặc biệt.

Câu 2. Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề gì?

A. liên hệ đến vấn đề bạo lực gia đình.

B. liên hệ đến vấn đề khách du lịch thiếu hiểu biết khi đến tham quan các địa điểm nổi tiếng và bị một số nhóm đối tượng xấu lừa đảo.

C. liên hệ đến vấn đề câu trả lời cho những điều ta gặp phải đôi khi phải tự mình tìm kiếm từ trong bản thân mà không phải từ ngoại cảnh.

D. không có liên hệ gì.

Câu 3. Tác giả đã lí giải mấy khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về các khía cạnh được tác giả lí giải về hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?

A. Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.

B. Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 5. Tác giả đã dùng lí lẽ nào để lí giải về khía cạnh 1 của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?

A. Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.

B. Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

C. Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.

D.  Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.

Câu 6. Tác giả đã dùng lí lẽ nào để lí giải về khía cạnh 2 của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?

A. Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

B. Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.

C. Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.

D.  Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.

Câu 7. Tác giả đã dùng bằng chứng nào để thuyết phục người đọc về khía cạnh 1 của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?

A. Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.

B. Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.

C. Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

D.  Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.

Câu 8. Tác giả đã dùng bằng chứng nào để thuyết phục người đọc về khía cạnh 1 của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?

A. Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

B.  Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.

C. Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.

D. Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.

Câu 9. Trong "Bản đồ dẫn đường", vì sao "ông" bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình?

A. vì ông không bao giờ muốn nghĩ về tấm bản đồ nào.

B. vì ông chưa bao giờ có ý định tìm kiếm một chiếc bản đồ cho riêng mình.

C. vì ông cảm thấy không cần thiết phải tự vạch sẵn một tấm bản đồ.

D. vì bố mẹ ông luôn vạch sẵn cho "ông" tấm bản đồ của họ khiến "ông" không biết được bản thân mình là ai và cuộc sống có ý nghĩa gì.

Câu 10. Đọc lời khuyên của "ông" dành cho "cháu" ở phần cuối văn bản "Bản đồ dẫn đường", chúng ta có thể rút ra bài học gì?

A. chúng ta vẫn nhỏ và chưa cần tìm kiếm cho mình một hướng đi cho tương lai.

B. chúng ta nên sống phụ thuộc vào bố mẹ.

C. bản thân cần phải hiên ngang, mạnh mẽ, tự tin vào chính bản thân mình.

D. ngay từ khi còn rất nhỏ chúng ta đã cần tìm kiếm hướng đi cho tương lai, dù phải chống đối lại cha mẹ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác