Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 95 lớp 7 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 95 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Lí thuyết dấu ngoặc đơn

Câu 1. Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?

A. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

B. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung,…)

C. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

D. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiệp (dùng với dấu ngoặc kép)

Câu 2. Ý nào nói đúng nhất tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Khác với toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định

A. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước

B. Giải thích cho phần đứng trước

C. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Nguyễn Dữ có Truyền kì mạn lục (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được lưu truyền) được đánh giá là thiên cổ kì bút (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

A.Giải thích nghĩa của phần in đậm và phần trong ngoặc kép

B. Bổ sung thêm thông tin cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép

C. Thuyết minh thêm cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Lan (lớp trưởng lớp tôi) đã giành giải nhất trong kì thi này.

A. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước

B. Giải thích cho phần đứng trước

C. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.

A. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước

B. Giải thích cho phần đứng trước

C. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên)

A. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước

B. Giải thích cho phần đứng trước

C. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước

D. Tất cả các đáp án trên

Lí thuyết dấu ngoặc kép

Câu 1. Kí hiệu của dấu ngoặc kép là ?

A. “ ”

B. ( )

C. /

D. []

Câu 2. Dấu ngoặc kép thường được dùng để?

A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

B. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước

C. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó

D. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước

E. Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai

F. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

G. Giải thích cho phần đứng trước

Câu 3. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão đối xử với tôi như thế này vậy?”

A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó

C. Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai

D. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

Câu 4. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết ké xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vùa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người bạn.

A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó

C. Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai

D. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

Câu 5. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:

Nghe càng đắm, ngắm càng say

Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình

Chỉ cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp

A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó

C. Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai

D. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

Câu 6. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

“Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.

A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó

C. Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai

D. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

Thực hành nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ

Câu 1. Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?

A. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.

B. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp.

C. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình.

D. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê.

Câu 2. Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

A. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài.

B. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.

C. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.

D. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đẹp cũng hơn cái nết.

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

A. Ẩn dụ

B. Nói quá

C. Nói giảm, nói tránh

D. Hoán dụ

Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

A. Nhằm khẳng định sức mạnh của đoàn kết

B. Nhằm khẳng định của tình cảm vợ chồng

C. Nhằm đề cao giá trị của tình cảm

D. Nhằm thể hiện tình yêu thương thủy chung của vợ chồng.

Câu 5. Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. So sánh

D. Nói giảm

Câu 6. Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào”, chỉ cái gì?

A. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống

B. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

C. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống

D. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 7. Nghĩa của từ "thở" được dùng trong dòng thơ "Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ" là gì?

A. sự quang hợp của lá cây mía tạo ra khí ô-xi

B. quá trình trao đổi oxi như con người

C. thở như con người

D. quá trình tăng trường

Câu 8. Từ thở trong câu "Em bé thở đều đều khi ngủ say" nghĩa là gì?

A. chỉ hoạt động hô hấp của con người.

B. quá trình tăng trường

C. sự quang hợp của lá cây mía tạo ra khí ô-xi

D. thở như con người

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác