Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 110 lớp 7 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 14 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 110 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Lí thuyết về dấu gạch ngang

Câu 1. Dòng nào không phải là công dụng của dấu gạch ngang?

A. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép

C. Nối các từ nằm trong một liên danh

D. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

Câu 2. Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào?

A. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

B. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng

C. Dấu gạch ngang được sử dụng nhiều hơn dấu gạch nối

D. A và B đúng

Câu 3. Dấu gạch ngang trong ví dụ sau dùng để làm gì?

     Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng rang mãnh đó – rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần rồi thôi.

(Nguyễn Ái Quốc)

A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép

C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

D. Nối các từ nằm trong một liên danh

Câu 4. Dấu gạch ngang trong ví dụ sau dùng để làm gì?

Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

(Vũ Bằng)

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép

B. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

C. Nối các từ nằm trong một liên danh

D. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

Câu 5. Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

a) Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ

b) Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép

B. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

C. Nối các từ nằm trong một liên danh

D. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

Câu 6. Dấu gạch ngang trong những câu sau dùng để làm gì?

“Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!”

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép

B. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

C. Nối các từ nằm trong một liên danh

D. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

Thực hành biện pháp tu từ

Câu 1. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”

A. ẩn dụ

B. nói quá

C. nói giảm, nói tránh

D. hoán dụ

Câu 2. Xác định kiểu ẩn dụ trong câu văn sau: "Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt."

A. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

B. Ẩn dụ hình thức

C. Ẩn dụ cách thức

D. Ẩn dụ phẩm chất

Câu 3. Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?

A. Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước

B. Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên

C. Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả

D. Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.

Câu 4. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ sau?

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

A. Điệp từ, ẩn dụ

B. Nhân hóa, so sánh

C. Ẩn dụ, so sánh

D. Nhân hóa, ẩn dụ

Câu 5. Xác định kiểu điệp ngữ trong câu sau:

Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều.

A. Điệp cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

D. Cả A và B

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Trời hôm nay nóng như đổ lửa, chỉ cần bước ra đường 5 phút là mồ hôi đã nhễ nhại như tắm.

A. Biện pháp so sánh

B. Biện pháp tu từ nói quá

C. Biện pháp tương phản

D. Biện pháp tu từ ẩn dụ

Câu 7. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ sau là gì?

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”

A. Gợi lên hình ảnh đồi núi trập trùng và rất hiểm trở

B. Gợi cho người đọc hình dung sự khó khăn vất vả của người lính trên đường hành quân

C. Làm tăng sức biểu đạt cho câu thơ

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 8. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau:

Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

Như loài kiến, con người nên cố gắng chăm chỉ.

A. Ẩn dụ, so sánh

B. Ẩn dụ, nhân hóa

C. So sánh, đảo ngữ

D. Liệt kê, nhân hóa

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác